C.P Việt Nam chi gần 500 tỷ mua vào hơn 9,7 triệu cổ phiếu trong 2 phiên giao dịch, tương đương sở hữu 16,56% vốn của Thực phẩm Sao Ta
Cổ đông nội liên tục thoái vốn
Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa có thông báo trở thành cổ đông của CTCP Thực phẩm Sao Ta (MCK: FMC).
Cụ thể, trong hai ngày 11-12/10, C.P Việt Nam đã mua lần lượt 4,35 triệu cổ phiếu và 5,4 triệu cổ phiếu FMC, để sở hữu 16,56% vốn của Thực phẩm Sao Ta – đơn vị thành viên Tập đoàn PAN (MCK: PAN). Trước giao dịch, tổ chức này không nắm giữ cổ phần.
Hai phiên giao dịch trên cũng xuất hiện giao dịch thỏa thuận với số lượng cổ phiếu tương đương, giá trị lần lượt 217 tỷ đồng và 270 tỷ đồng, ứng với 50.000 đồng/CP.
Cùng ngày 12/10, Tập đoàn PAN cũng đã bán 5,4 triệu FMC, giảm sở hữu xuống 24,7 triệu cổ phiếu, tương đương 41,95% vốn.
Sau khi bán 5,4 triệu cổ phiếu, PAN không còn sở hữu trên 50% tại Thực phẩm Sao Ta nhưng vẫn là công ty mẹ của công ty này. Bởi, một thành viên khác thuộc PAN Group là Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HoSE: ABT) sở hữu 13,75% vốn FMC. Do đó, tỉ lệ sở hữu của nhóm PAN Group trên 55,7%.
Vùng nuôi tôm của Thực phẩm Sao Ta.
Ngoài PAN, các cổ đông khác tại Sao Ta cũng liên lục đăng ký và hoàn tất bán cổ phiếu FMC. Theo đó, ngày 8/10, bà Triệu Mai Lan, vợ ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Sao Ta hoàn tất bán 150.000 cổ phiếu trong tổng số 204.588 cổ phiếu đang nắm giữ, theo phương thức khớp lệnh.
Đến ngày 11/10, Sao Ta báo cáo có 6 giao dịch với tổng số lượng 592.990 cổ phiếu FMC được bán ra theo phương thức thỏa thuận.
Cụ thể, ông Tô Minh Chẳng, kế toán trưởng Sao Ta bán 180.000 cổ phiếu FMC và chỉ còn nắm 8.764 cổ phiếu.
Ông Đinh Văn Thới, Phó tổng giám đốc Sao Ta bán 50.000 cổ phiếu. Bà Lưu Nguyễn Trúc Dung, Trưởng ban kiểm soát bán 23.990 cổ phiếu.
Bà Dương Ngọc Kim, vợ ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT bán 245.100 cổ phiếu và bà Hồ Hoa Đông, con gái ông Hồ Quốc Lực bán 60.000 cổ phiếu
Bà Nguyễn Như Diễm Quỳnh, vợ ông Đinh Văn Thới, Phó tổng giám đốc Sao Ta bán 33.900 cổ phiếu.
Kết phiên 13/10, thị giá FMC ở mức 50.000 đồng/cp, giảm 1% so với tham chiếu, tăng hơn 60% trong 3 tháng qua.
Sao Ta kinh doanh ra sao?
Sao Ta có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, hoạt động từ tháng 2/1996.
Vốn điều lệ của công ty đã tăng từ 21 tỷ đồng lúc mới thành lập lên hơn 490,4 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2021.
Sao Ta có 2 mảng sản xuất kinh doanh chính là tôm đông lạnh và nông sản xuất khẩu. Công ty có 2 xí nghiệp nuôi thủy sản và 4 nhà máy chế biến đang hoạt động ở Sóc Trăng đồng thời đang xây dựng hai nhà máy mới với công suất chung 20.000 tấn/năm, mức đầu tư gần 400 tỷ đồng, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2022.
Trong giai đoạn 2021-2025, Sao Ta có chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng chủng loại sản phẩm với giá cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng vùng nuôi lên 270 ha để tăng cạnh tranh và chủ động nguồn nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc.
Trong tháng 11/2021, Sao Ta sẽ tổ chức họp thông qua phương án huy động vốn năm nay và thông qua việc điều chỉnh chi tiết một số ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu Sao Ta tăng trưởng đều đặn từ mức 3.262 tỷ đồng năm 2017 lên 4.433 tỷ đồng năm 2020, lợi nhuận gần gấp đôi sau 4 năm, từ 122 tỷ lên 226 tỷ đồng.
Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp tôm tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan khi doanh thu đạt 2.129 tỷ đồng, tăng 31%; lãi sau thuế 113 tỷ đồng, tăng 23%.
Trong năm 2021, doanh nghiệp trình cổ đông kế hoạch tổng doanh thu 4.650 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng. Kết thúc nửa đầu năm 2021, Sao Ta đã thực hiện được 46% doanh thu.
Đáng chú ý, tổng tài sản Sao Ta tăng gần gấp rưỡi trong 6 tháng đầu năm nay, từ 1.711 tỷ đồng lên 2.100 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho đạt 765 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản.
Về phía C.P Việt Nam, doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chăn nuôi heo, gia cầm và sản xuất thực phẩm.
C.P Việt Nam hiện có 4 nhà máy thức ăn thủy sản, 14 trại nuôi tôm và 2 nhà máy chế biến thủy sản.
Dương Thị Thu Nga
Nguồn: Báo Người Đưa Tin
- C.P li>
- C.P Thái Lan li>
- C.P Việt Nam li>
- Cổ đông li>
- Sao Ta li> ul>
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt