Giá xăng tăng cao khiến giá thức ăn, vật tư đầu vào cho nuôi tôm; chi phí cải tạo ao cũng tăng theo. Điều này khiến cho nhiều người nuôi tôm lâm vào cảnh khó khăn, e ngại tái vụ. Tuy nhiên, không thể bỏ nghề, chính vì vậy đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết nhằm “sống chung” với giá xăng dầu tăng.
Một hồ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Chi phí nuôi tôm tăng cao
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn nuôi tôm đã được điều chỉnh tăng khá cao, với mức tăng từ 2.000 – 4.000 đồng/kg. Đến nay, với tác động của giá xăng dầu khiến giá thức ăn nuôi tôm có chiều hướng tăng thêm từ 2.000-3.000 đồng/kg. Điều này làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Anh Long Văn Nghĩa, ngụ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, thông tin: “Ảnh hưởng lớn nhất là những hộ đang nạo vét, cải tạo ao nuôi tôm. Trung bình một chiếc xe cuốc đất mỗi ngày tốn khoảng 120 lít dầu. Trong khi hiện nay giá dầu tăng cao khiến đơn vị thi công buộc phải lên giá. Chính vì vậy, chi phí cải tạo ao phải tăng thêm khoảng 20%”.
Cũng theo anh Nghĩa, với việc giá xăng, dầu tăng cao khiến cho chi phí vận chuyển thức ăn nuôi tôm, vật tư đầu vào tăng theo. Trung bình người nuôi tôm phải chịu chi phí tăng thêm khoảng 7-10%.
Thông thường, sau Tết Nguyên đán, người nuôi tôm sẽ tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, vuông, chuẩn bị mọi điều kiện cho vụ nuôi mới. Tuy nhiên, với việc giá xăng tăng cao kéo theo chi phí thuê cơ giới cải tạo tăng theo khiến cho nhiều hộ chưa dám tái vụ.
Ông Trần Quang Hiên, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm nhỏ lẻ ở địa phương chưa dám tái vụ. Phần lớn là do chi phí đầu vào như thức ăn, thuốc tăng cao.
Ngoài ra còn do chi phí cải tạo đội lên gấp nhiều lần. Một số hộ nuôi tôm công nghệ cao thì đành phải cầm cự nuôi do đang có tôm trong ao. Nhưng tình hình chung của người nuôi tôm là đang rất khó khăn”.
Tìm cách “né” cơn bão giá đầu vào
Ông Đặng Văn Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nuôi trồng thủy sản 30/4 – huyện Hòa Bình phân tích: “Nếu cứ làm ăn theo kiểu riêng lẻ, mạnh ai nấy làm thì sẽ rất khó trong việc giảm giá thành đầu vào trong suốt quá trình nuôi. Hơn nữa, nếu nuôi riêng lẻ, khi xuất bán rất dễ bị ép giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối vụ. Nhưng nếu làm theo quy trình tập thể, bài bản có liên kết từ khâu mua giống, chọn nhà cung cấp thức ăn, vi sinh… thì người nuôi tôm mới có lãi trong cơn bão giá đầu vào như hiện nay”.
Ông Long Văn Nghĩa, hộ nuôi tôm huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu cũng nhìn nhận: “Chỉ có liên kết sản xuất theo kiểu liên kết trong trồng lúa mới giảm chi phí”.
Để hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương trên địa bàn tỉnh tiến hành rà soát, nắm tình hình cải tạo ao, diện tích nuôi, lượng giống thả; đôn đốc các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm quy trình nuôi, trước mắt làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi, chủ động nguồn giống…
Mục đích nhằm hướng đến người nuôi tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào nhưng vẫn đảm bảo quy trình kỹ thuật sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
NHẬT HỒ
Nguồn tin: Lao Động,
- giá xăng tăng li>
- thức ăn nuôi tôm tăng li> ul>
- Thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
Tin mới nhất
T7,17/05/2025
- Thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân