Theo ngư dân Văn Công Việt (SN 1964) ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định), hầu hết những tàu chuyên đánh bắt CNĐD đã chuyển sang nghề câu tay kết hợp ánh sáng, nhanh đánh bắt có cá nên chuyến biển được thu ngắn lại. Trước đây mỗi chuyến biển kéo dài đến 45 ngày tàu thì nay không có chuyến nào kéo dài quá 20 ngày. Thêm vào đó, tàu thuyền của ngư dân bây giờ to, mới hơn, hầm bảo quản được bố trí bài bản, đáp ứng được yêu cầu giữ tươi cho cá trong suốt chuyến biển.
“Sau khi đánh bắt được cá, ngư dân mổ, móc hết ruột cá ra, rửa sạch sẽ rồi nhét đá xay vào bụng, vào mang cá, cho cá xuống hầm bảo quản, con cách con 10cm đá xay nên cá giữ được độ tươi lâu. Chiếc tàu 900CV của tui dài 20m, mỗi chuyến biển phải mua 20 triệu tiền đá lạnh mới đủ ướp cá”, ngư dân Văn Công Việt nói.
Đó là cách bảo quản truyền thống mà ngư dân đánh bắt CNĐD áp dụng đại trà. Còn cách bảo quản mà Nhật Bản chuyển giao cho ngư dân được thực hiện bài bản hơn. Chất lượng CNĐD xuất tươi đáp ứng được cả thị trường khó tính Nhật Bản.
Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, sau khi xử lý các bước làm ngất và xả tiết cá, phá hủy não và thần kinh tủy sống, cắt mang và loại bỏ nội tạng, cá được rửa sạch và ngâm hạ nhiệt. Công đoạn này là mấu chốt quyết định chất lượng của cá.
“Cá được rửa bằng nước biển có nhiệt độ nhỏ hơn 20 độ C, sau đó được ngâm hạ nhiệt thân cá trong hỗn hợp đá lạnh và nước biển với tỷ lệ 80 đá, 20 nước biển, luôn khuấy đều nước ngâm trong hầm hạ nhiệt; bổ sung đá và đảm bảo nhiệt độ trong hầm ngâm nhỏ hơn 3 độ C.
Trong quãng thời gian 60 phút kể từ khi đưa vào ngâm cá, ngư dân cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của cá và có biện pháp giảm nhiệt nhanh để đảm bảo thân nhiệt dưới 26 độ C, nhằm chống hiện tượng thịt cá bị cháy. Khi thân nhiệt của cá đảm bảo dưới 5 độ C, đưa cá ra khỏi hầm ngâm và tiến hành muối cá trong hầm bảo quản”, ông Vinh trình bày cụ thể quy trình bảo quản CNĐD.
Cũng theo ông Vinh, hầm bảo quản được phủ lớp đá xay dày 30cm dưới đáy, xếp 1 lớp cá 1 lớp đá, 1 hầm không xếp quá 3 lớp cá. Bụng và mang cá được nhét đầy đá xay, bọc cá bằng nhựa dẻo rồi xếp cá nằm thẳng, bụng úp xuống dưới. Cá được xếp trở đầu để tiết kiệm thể tích hầm, khoảng cách giữa 2 con từ 20 – 30cm, trên phủ lớp đá dày 30cm. Nếu có điều kiện, dùng thùng xốp đựng mỗi thùng 1 con cá để cá sẽ được bảo quản tốt hơn. Sau khi áp dụng cho 25 tàu hoạt động trong mô hình thí điểm câu CNĐD theo kiểu Nhật trong chuỗi liên kết, chất lượng được nâng cao trông thấy.
Đình Thung – Mạnh Tuấn
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
“Năm 2016 Bình Định có 36 con CNĐD đạt chất lượng loại A đủ điều kiện xuất nguyên con sang Nhật Bản. Tháng 1/2017 tỷ lệ cá đạt loại A tiếp tục chiếm cao, tỷ lệ cá đạt loại B (fillet) ngày càng tăng, chiếm trung bình 83% so với tổng lượng khai thác. Thực tế này đã cho ngư dân tăng cao thu nhập”, ông Vinh cho hay.
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt