Ngành tôm Mỹ yêu cầu cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ vì lao động cưỡng bức

Hiệp hội các nhà Chế biến Tôm Mỹ cũng đã đệ đơn lên chính phủ Mỹ cao buộc Ấn Độ không thực thi luật lao động cơ bản nhất của mình và trợ cấp cho các nhà sản xuất tôm.

Hiệp hội các nhà Chế biến Tôm Mỹ (ASPA) mới đây đã đệ trình đơn lên Cơ quan Hải quan quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) yêu cầu cấm nhập khẩu  tôm từ Ấn Độ do nghi vấn là sử dụng lao động  cưỡng bức, theo Undercurrent News.

Theo Mục 307 của Đạo luật thuế quan năm 1930, Mỹ sẽ cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào được khai thác, sản xuất bởi lao động cưỡng bức, bao gồm cả lao động trẻ em bị ép buộc hoặc có giao kèo. CBP thực thi lệnh cấm với điều kiện ASPA có thể chứng minh được các công ty xuất khẩu  tôm của Ấn Độ sử dụng lao động cương bức.

Đầu tuần này, ASPA cũng đã đệ đơn lên chính phủ Mỹ cao buộc Ấn Độ không thực thi luật lao động cơ bản nhất của mình và trợ cấp cho các nhà sản xuất tôm.

Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, ASPA cũng đã yêu cầu Bộ Thương mại nước này (DOC) điều tra trống trợ cấp đối (CVD) với tôm Ấn Độ.

DOC cũng đã công bố mức thuế CVD sơ bộ vào ngày 26/3, dao động từ 3,89% đến 4,72%. Trong đó, mức thuế riêng lẻ là 3,89% và 4,72% áp dụng cho 5 công ty và mức thuế 4,36% cho các công ty còn lại.

Tiền thuế sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng các công ty xuất khẩu vẫn đang tuân thủ quy định và không được trợ cấp, gây tổn hại cho ngành tôm nước Mỹ. Tuy nhiên, phải chờ đến mùa thu hoặc mùa đông năm nay mới có quyết định cuối cùng.

Cáo buộc của ASPA được đưa ra sau khi trích dẫn bằng chứng từ báo cáo về lao động cưỡng bức công bố ngày 20/3 của Phòng Phòng thí nghiệm Trách nhiệm Doanh nghiệp (CAL), Associated Press (AP) nêu chi tiết về quyền lao động và lạm dụng môi trường trong ngành tôm Ấn Độ.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ sau đó cho biết báo cáo của CAL và tin tức trên AP khiến đọc giả “có cái nhìn cố tình bóp méo về các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ”.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Trong năm 2023, kim ngạch đã chạm mức 2,3 tỷ USD với lượng khoảng 650 triệu pound.

Trước đó, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) đã chính thức yêu cầu đưa tôm Ấn Độ vào Danh sách năm 2024 của Bộ Lao động Hoa Kỳ gồm các sản phẩm được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, theo Seafood Source.

Danh sách này được công bố hàng năm dù báo cáo năm 2023 vẫn chưa được ban hành. SSA trích dẫn kết quả của  một cuộc điều tra năm 2022 đối với ngành tôm Ấn Độ do dịch vụ xác minh và đảm bảo môi trường ELEVATE thực hiện, cho thấy có bằng chứng về việc các công nhân trong ngành tôm Ấn Độ bị bắt giữ trái với ý muốn của họ, buộc phải làm việc quá giờ mà không được trả lương, và phải chịu các biện pháp trừng phạt, ràng buộc nợ nần.

H.Mĩ

Nguồn: vietnambiz.vn