[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễm Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đến sinh lý, chuyển hóa, miễn dịch và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.
Vi bào tử trùng là ký sinh trùng nội bào bắt buộc hình thành bào tử, chúng hiện diện ở khắp nơi và sự phân bố của chúng được báo cáo rộng rãi trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Gần đây, Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), vi bào tử trùng, được coi là một mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Cơ quan chủ đích của vi bào tử trùng này là gan tụy tôm (HP); bệnh do EHP gây ra được gọi là bệnh nhiễm vi bào tử trùng (HPM).
Nhiễm EHP không gây chết hàng loạt nhưng chúng có khả năng liên quan đến sự chậm lớn và thay đổi kích thước. Có rất ít nghiên cứu liên quan đến EHP về sự chậm lớn của tôm. Ngoài ra, một số nghiên cứu về phiên mã và protein đã điều tra sự chuyển hóa năng lượng, tăng trưởng và biểu hiện protein/gen miễn dịch liên quan đến nhiễm EHP. Gan tụy là cơ quan đóng vai trò chính trong việc tiết enzym tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ và dự trữ lipid, glycogen và khoáng chất. Cơ quan chủ đích mà EHP nhắm đến là gan tụy. Sự nhiễm trùng trên gan tụy có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết men tiêu hóa, tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Thiết lập thử nghiệm
Tôm thẻ chân trắng (4 ± 0,21g) được lấy từ trung tâm Nghiên cứu Muttukadu của ICAR-Viện Trung ương Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ, Tamil Nadu, Ấn Độ. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, tôm được xét nghiệm PCR để kiểm tra WSSV, IHHNV, IMNV và EHP. Tôm âm tính với WSSV, IHHNV, IMNV và EHP sẽ được sử dụng cho thử nghiệm.
Nhóm thử nghiệm (n = 30) tôm được gây nhiễm EHP bằng cách cho ăn lặp lại 3 lần bằng thức ăn viên nhân tạo. Nhóm đối chứng (n = 30) được cho ăn thức ăn công nghiệp. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm có kiểm soát (độ mặn 27 ppt, nhiệt độ 29°C, pH 7,9 ± 0,3) trong bể hình tròn 200L trong 90 ngày. Nghiên cứu đánh giá sự tăng trưởng và khả năng sống sót, các phản ứng tiêu hóa, sinh lý, miễn dịch ở các khoảng thời gian khác nhau giữa nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng.
Các biến số chuyển hóa như triglyceride (TG), tổng protein (TP), cholesterol (CL), glucose (GLU), alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) được sử dụng làm chỉ số về tình trạng sinh lý của tôm. Tổng số lượng hemocyte (THC), prophenoloxidase (PO), superoxide anion (SOA), superoxide dismutase (SOD), tổng lượng antioxidants (T-AOC) và catalase (CAT) được sử dụng làm chỉ số về tình trạng miễn dịch của tôm.
Kết quả
Hoạt động của enzyme tiêu hóa α- amylase và lipase của tôm được cảm nhiễm thấp hơn đáng kể (P <0,05) tại mọi khoảng thời gian so với tôm đối chứng. Các chỉ số chuyển hóa như triglycerid (TG), tổng số protein (TP), cholesterol (CL), glucose (GLU) và alanine aminotransferase (ALT) thấp đáng kể (P <0,05) ở nhóm cảm nhiễm EHP.
Nhiễm EHP (P <0,05) gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch không đặc hiệu thông qua việc giảm hoạt tính của alkaline phosphatase (ALP), catalase (CAT), γ- glutamyl transferase (GGT), tổng khả năng chống oxy hóa (T-AOC), anion superoxide (SOA), phenoloxidase (PO) và tổng số lượng hemocyte (THC).
Sau 90 ngày thử nghiệm, tăng trưởng của tôm ở nhóm cảm nhiễm EHP là 12,17 ± 0,8 g, thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng là 19,27 ± 0,5 g. Mức tăng trọng ở nhóm cảm nhiễm là 8,70 ± 0,91 g, trong khi nhóm đối chứng là 15,78 ± 0,53 g. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày của nhóm cảm nhiễm là 96,72 ± 10,2 mg, trong khi nhóm đối chứng là 175,34 ± 5,9 mg. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của nhóm cảm nhiễm là 3,01 ± 0,29 cao hơn đáng kể (P <0,05) so với nhóm đối chứng là 1,64 ± 0,05. Tỷ lệ tôm sống sót sau khi nhiễm EHP sau 90 ngày là 71,1%.
Kết luận
EHP gây tổn thương nghiêm trọng cho gan tụy của tôm và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bài tiết, hấp thụ và dữ trữ. Những tác động này ảnh hưởng đến sinh lý, chuyển hóa lipid, chuyển hóa carbohydrate, hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng FCR và chậm lớn ở tôm. Bệnh do EHP gây ra không gây chết hàng loạt nhưng được báo cáo là làm tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Điều này dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế trong việc nuôi tôm bền vững.
Thu Hiền (Lược dịch)
- EPH li>
- vi bào tử trùng trên tôm li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt