Lộ trình cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam

EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúc đàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước với mục tiêu nâng cao mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu Âu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần vào công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước.

Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (07 năm).

Đối với ngành thủy sản nói chung, hiệp định EVFTA giúp xóa bỏ ngay khoảng 50% số thuế, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 – 22% được xóa bỏ về 0% như tôm sú đông lạnh, hàu, điệp, bạch tuộc, nghêu, sò …

50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5-26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ,…

Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.

Đối với ngành tôm nói riêng, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%.

Cụ thể, tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông lạnh…) từ mức hiện tại 12,5%;

Tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm thẻ thịt đông lạnh…) từ mức hiện tại 20%;

Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại.

Sau 5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm về 0% từ 18%;

Sau 7 năm: tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Thái Lan không được hưởng GSP, không có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ không có FTA nên chịu thuế GSP 4,2%; Indonesia chịu thuế GSP 4,2%;  và Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%. EVFTA sẽ mang đến khả năng cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam trước các đối thủ lớn trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Ecuador.

Lộ trình cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam

Mặt hàng Lộ trình giảm thuế
Tôm HS03 (Shrimp & prawn): EIF hoặc lộ trình 3,5 năm

HS16: 7 năm

Cá tra Lộ trình 3 năm, trừ cá ngừ hun khói là 7 năm
Cá ngừ HS03: EIF

HS16: TRQ với cá ngừ đóng hộp (11.500 tấn), 7 năm với thăn cá ngừ (loin)

Cua Lộ trình 3 năm
Mực, bạch tuộc EIF hoặc lộ trình 3 năm
Thủy sản khác TRQ với surimi (HS1604.20.05)

Lộ trình 3-7 năm với các sản phẩm còn lại

 

H.P