Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng 100 ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.
Muốn tăng hiệu quả nuôi tôm cần xem xét yếu tố khách quan là giá cả thị trường và yếu tố chủ quan là việc thực thi thả nuôi.
Yếu tố giá cả tôm trên thị trường
Dĩ nhiên chỉ xoay quanh tôm thẻ chân trắng. Giá cả do cung cầu thế giới và cung cầu trong nước quyết định. Ở Việt Nam chưa có ai đủ tiềm lực lũng đoạn giá cả tôm nguyên liệu, sản phẩm vốn dĩ không thể dự trữ lâu, tất cả theo cơ chế thị trường, quy luật cung cầu.
Thế giới có các cường quốc nuôi tôm là Indonesia, Ecuador nuôi tôm phía Nam bán cầu, thả nuôi trong năm, thu hoạch từ cuối tháng 3 hàng năm. Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan và Việt Nam nuôi tôm thuộc Bắc bán cầu, thu hoạch từ tháng 5 hàng năm. Đó là bình thường, nhưng mỗi nước mỗi vùng có thời tiết khác nhau khiến việc thả nuôi tôm có thể sớm hoặc trễ hơn. Nhờ đó các cơ sở chế biến tôm có nguyên liệu ổn định hơn và thị trường có nguồn cung đều đặn hơn. Tựu chung, giá tôm sẽ giảm dần từ tháng 5 và đến tháng 9 sẽ phục hồi. Bởi lúc đó nguồn cung mạnh nhất. Tuy nhiên cũng có lúc thất thường. Như đầu năm 2018, do tiêu thụ yếu, các thị trường lớn còn tồn hàng, tôm Indonesia trúng, vô vụ sớm, khiến cuối tháng 4 mà giá tôm thế giới giảm thấp, tôm tươi của ta cũng giảm theo, người nuôi không an tâm thả giống. Hoặc năm 2019, do dịch bệnh, người nuôi không mặn mà thả tôm vụ phụ, gây thiếu hụt tôm nguyên liệu cục bộ, mới giữa tháng 8 giá tôm nguyên liệu đã tăng mạnh.
Tóm lại, nói gì nói, cái căn bản giá cả tôm nguyên liệu có xu hướng thấp khoảng tháng 5 tới tháng 9. Thời gian còn lại, giá tốt hơn. Chiều ngược lại, người nuôi tính toán sao thời gian thu hoạch có phần tránh tập trung quá nhiều quãng thời gian trên nhằm giảm mức đùng ứ tôm nguyên liệu, nhằm hạn chế việc giảm giá do tác động cung cầu. Mâu thuẫn, bởi thời gian thu hoạch trên là kết quả của lịch thời vụ thuận lợi nhất. Giải pháp đưa ra là chia sẻ rủi ro, người nuôi thả nuôi rải vụ, thời gian thu hoạch dài ra.
Giá thành tôm nuôi của Việt Nam
Tôm nuôi của ta có giá vốn (giá thành) chênh lệch nhau do kỹ thuật nuôi, do mật độ thả giống, do năng lực vốn, do tình hình môi trường các địa phương…Tóm lại, do các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố này tự thân có tác động qua lại. Muốn xác định yếu tố nào tác động nhiều đến giá thành nuôi tôm tưởng dễ, nhưng thực tế không hẳn là vậy.
Cách tiếp cận yếu tố tác động giá thành thông qua phân tích hình thức nuôi
Hai hình thức nuôi phổ biến là ao đất và ao bạt đáy. Ao đất, tận dụng được một phần dinh dưỡng từ đất. Rủi ro là tồn lưu các hoá chất đã sử dụng từ vụ trước ở đáy ao, khó làm sạch đáy ao trong quá trình nuôi…, cho nên mật độ nuôi dưới 100 con mỗi mét vuông. Thời gian qua, dịch bệnh nhiều, hình thức ao nuôi này bộc lộ thêm nhược điểm là dịch bệnh khó trị hơn do vi khuẩn sinh sôi đáy ao khó kiểm soát.
Trên diện rộng, tỉ lệ ao nuôi thành công chỉ ở mức 30% (*). Từ đó, phát triển hình thức nuôi ao bạt đáy, diện tích ao nhỏ, có thể nuôi tôm mật độ cao, năng suất cao và tỉ lệ ao nuôi thành công cũng cao, trên 70% (*). Rõ ràng nuôi ao bạt đáy hiệu quả hơn. Tuy nhiên lại đòi hỏi mức đầu tư lớn, điều mà đại đa số người nuôi không đủ khả năng vì đồng vốn không nhiều do đã thua lỗ nhiều năm. Thực tế do đầu tư thấp, giá thành nuôi ao đất sẽ thấp hơn nuôi ao bạt đáy. Bù lại năng suất ao nuôi bạt đáy rất cao, tổng thể ao bạt đáy thu lợi nhuận tốt hơn. Hai hình thức này đang tồn tại song song, nuôi ao bạt đáy có xu hướng mở rộng. Trong cơ cấu giá thành hai hính thức nuôi, hơn thua nhau ở kỹ thuật nuôi, hơn là các yếu tố khác không chệch lệch nhau nhiều.
(*): Trích trong Phân tích các yếu tố đầu vào mô hình nuôi tôm thẻ ao đất và ao bạt. TS Nguyễn Duy Hòa và KS Nguyễn Xuân Hoàng
Cách tiếp cận yếu tố tác động giá thành thông qua phân tích cơ cấu giá thành
Bài viết của của TS Hòa và KS Hoàng trong trích dẫn nêu trên cho thấy cơ cấu giá thành của hai hình thức nuôi tôm như sau:
– Yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất là thức ăn, chiếm từ 50-62%. Giải pháp đưa ra là phải chú trọng tiết kiệm thức ăn và giảm giá thức ăn. Tiết kiệm thức ăn là kiểm soát cho tôm ăn vừa đủ, không dư thừa gây lãng phí và ôn nhiễm nước. Giám giá thức ăn bằng cách bớt tầng nấc trung gian.
– Yếu tố tiếp theo là thuốc, hoá chất, khoáng, dinh dưỡng…. chiếm từ 15-20%. Giải pháp vẫn là tiết kiệm và xài đúng chế phẩm ao tôm cần.
– Năng lượng cho tạo oxy, bơm nước, xử lý nước, ánh sáng… chiếm 6-10%.
– Yếu tố tỉ lệ thấp là con giống, chiếm 5-6%.
Cách tiếp cận này cho thấy việc tiết kiệm và giảm giá thức ăn chiếm vai trò lớn nhất.
Theo: VASEP
- nuôi tôm li>
- nuôi tôm hiệu quả li> ul>
- INVE: Bổ nhiệm giám đốc khu vực tại Việt Nam
- Xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm mang về gần 3,6 tỷ USD
- Thái Lan: Trang trại đầu tiên thử nghiệm hệ thống gây mê di động
- Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL
- Quảng Trị (huyện Triệu Phong): Diện tích nuôi tôm giảm 62,6 ha so với năm 2023
- Thủy sản duy trì đà tăng tốc, đáp ứng nguồn cung cho thị trường Tết
- Giá thể rơm: Chất dinh dưỡng tự nhiên tăng hiệu quả trong nuôi tôm biofloc
- Khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ năm 2025
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Thảo dược: “Vũ khí sinh học” phòng bệnh AHPND trên tôm
Tin mới nhất
T7,14/12/2024
- INVE: Bổ nhiệm giám đốc khu vực tại Việt Nam
- Xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm mang về gần 3,6 tỷ USD
- Thái Lan: Trang trại đầu tiên thử nghiệm hệ thống gây mê di động
- Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL
- Quảng Trị (huyện Triệu Phong): Diện tích nuôi tôm giảm 62,6 ha so với năm 2023
- Thủy sản duy trì đà tăng tốc, đáp ứng nguồn cung cho thị trường Tết
- Giá thể rơm: Chất dinh dưỡng tự nhiên tăng hiệu quả trong nuôi tôm biofloc
- Khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ năm 2025
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Thảo dược: “Vũ khí sinh học” phòng bệnh AHPND trên tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt