Năm 2021, dù có đến 4-5 tháng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng ngành thủy sản Việt Nam đã thoát hiểm ngoạn mục, xuất khẩu đạt 8,89 tỉ USD.
Công nhân IDI miệt mài trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần
Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng nhận định, năm 2022 tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp thì khó khăn, thách thức còn là yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường. Toàn ngành vẫn đặt ra chỉ tiêu tổng sản lượng thủy sản năm nay đạt khoảng 8,73 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9 tỉ USD.
Theo đó, sẽ duy trì 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường Hoa Kỳ; bổ sung vào thị trường Nga 19 doanh nghiệp (DN); Hàn Quốc 67 DN; Trung Quốc 31 DN (tổng số xuất khẩu vào Trung Quốc là 779 DN); EU 52 DN.
Mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI đã thông tin, DN này sẵn sàng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi từ năm 2008, IDI đã thiết lập nên các vùng nuôi theo quy trình khép kín. Cho đến nay, diện tích tự nuôi và nuôi liên kết của Công ty đã lên tới khoảng 400ha, tất cả đều đạt các tiêu chuẩn Global GAP, ASC, BAP. Các hộ tham gia được cung cấp con giống, thức ăn chất lượng cao và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nền tảng vững chắc đó đã giúp IDI làm chủ hoàn toàn trong việc cung ứng sản phẩm xuất khẩu có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.
Theo ông Lê Văn Chung – Tổng Giám đốc IDI, tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn như: phòng ngừa dịch bệnh, chi phí container biến động mạnh… nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá. Đặc biệt, với việc khẩn trương phủ đủ liều Vaccine cho khoảng 8.000 công nhân, thực hiện tối ưu biện pháp 5K nên hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì xuyên qua mùa dịch căng thẳng. Hiện công ty rất nỗ lực tăng ca mới kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác đúng cam kết, trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết cổ truyền dân tộc.
“Đường đi của thị trường lắm thác ghềnh, nhiều ổ gà, ổ voi, không phải cứ mở cửa lại thì tất cả sẽ thuận buồm xuôi gió. Đôi khi quá khó khăn, phải kiên nhẫn, những ai chịu không nổi sẽ “đầu hàng”. Điều đó đòi hỏi nhà sản xuất phải quản trị tốt rủi ro, hiểu được vận động của thị trường để nắn dòng đúng lúc – kịp thời” – ông Lê Văn Chung – Tổng Giám đốc Công ty IDI chia sẻ.
Sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh, thị trường Nam Mỹ lại đổ xô “ăn hàng” cá tra, với giá cả khá hấp dẫn, cao gấp đôi năm trước. Đây là tin đáng vui và là lợi thế lớn cho IDI, đặc biệt ở các thị phần như Mexico, Brazil.
Năm 2021, Công ty xuất khẩu tới 95 thị trường trên khắp thế giới với các khách hàng là hệ thống siêu thị, nhà hàng, các nhà chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra. Để có những đơn hàng dài hạn, giá cả tốt nhằm gia tăng biên lợi nhuận cho DN, năm nay, IDI sẽ tiếp tục khai thác sâu vào các thị trường khác khi đặt ra mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
IDI được đánh giá có năng lực xuất khẩu quy mô lớn, bởi hiện nay Công ty đã hội đủ các tiêu chí: sản xuất khép kín, công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân giỏi nghề, nhân sự điều hành doanh nghiệp tốt – hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm vượt trội. Hiện đơn hàng xuất của IDI đã ký “full” cho đến hết 2022.
Trong tình hình mới, DN nỗ lực vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường “hút hàng” trở lại, IDI tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tác giả: Hải Yến
Nguồn tin: Báo Đồng Tháp
- mở rộng thị trường li>
- xuất khẩu thủy sản li> ul>
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
Tin mới nhất
T6,04/07/2025
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân