Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP thông qua mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua, giúp tăng năng suất, chất lượng con tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP thông qua mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP qua mô hình nuôi 2 giai đoạn giúp tăng năng suất và hạn chế ô nhiễm môi trường

Mô hình được áp dụng đối với quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn

* Giai đoạn ương nuôi tôm giống (giai đoạn 1):

– Mật độ ương: 1.000 – 3.000 con/m2.

– Cỡ tôm ương: PL10 – 12.

– Thời gian ương: từ 20 – 25 ngày khi tôm giống đạt cỡ 1.000 – 2.000 con/kg.

– Tỷ lệ sống: 90 – 95%.

* Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm (giai đoạn 2):

– Mật độ nuôi: 100 – 300 con/m2.

– Cỡ tôm giống: 1.000 – 2.000 con/kg.

– Thời gian nuôi: 65 – 80 ngày.

– Cỡ tôm thu hoạch: 40- 60 con/kg.

– Năng suất: 34 – 40 tấn/ha.

– Tỷ lệ sống: 90 – 95%.

 THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHU NUÔI

Khu nuôi được thiết kế như hình 1, gồm: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 02 ao nuôi, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải và các công trình phụ trợ.

Hình 1. Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1ha

Ao lắng thô

Lấy nước từ mương cấp qua ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp, dùng để trữ nước và làm sạch tự nhiên,… bảo đảm hạn chế tối đa các mầm bệnh từ nguồn nước cấp. Ao lắng thô được bố trí cạnh mương cấp nước; có độ sâu từ 2 – 3m (tùy điều kiện thổ nhưỡng) và diện tích chiếm khoảng 20% tổng diện tích khu nuôi.

Ao lắng tinh

Lấy nước từ ao lắng thô qua ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp, dùng để trữ nước và tự làm sạch tự nhiên,… bảo đảm hạn chế tối đa các mầm bệnh từ nguồn nước cấp. Ao lắng tinh được bố trí cạnh ao lắng thô, được lót bạt (nếu có điều kiện), có diện tích và độ sâu thưa, lắng thô.

Ao ương

Lấy nước từ ao lắng tinh qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp, dùng để ương tôm từ giai đoạn post 10 – 12 đến khi tôm đạt kích cỡ 1.000 – 2.000 con/kg. Ao ương được bố trí cạnh ao lắng tinh; có độ sâu từ 1,5 – 1,8m (tùy điều kiện thổ nhưỡng); đáy ao được thiết kế bằng mặt bờ của ao nuôi; có hệ thống ống sang tôm, hệ thống oxy đáy, hệ thống quạt nước, hệ thống lưới che; được lót bạt đáy và bạt bờ; diện tích chiếm khoảng 5% tổng diện tích ao nuôi hoặc 10% của 01 ao nuôi.

Ao nuôi

Lấy nước từ ao lắng tinh qua ống lọc có gắn túi lọc 02 lớp, dùng để nuôi tôm thương phẩm. Vị trí ao nuôi được bố trí cạnh ao ương và không quá xa ao lắng tinh. Ao có độ sâu từ 1,5 – 2,0m (tùy điều kiện thổ nhưỡng); được lót bạt đáy và bờ, có hệ thống oxy đáy, hệ thống quạt nước, máy cho ăn tự động (nếu có); hệ thống siphon. Diện tích ao chiếm khoảng 30% tổng diện tích khu nuôi (diện tích mỗi ao nuôi cụ thể từ 1.000 – 6.000m2).

Hệ thống quạt nước

Được đặt cách bờ ao từ 1,5 – 2,0m; khoảng cách giữa 02 bộ đoàn tổ 50 – 60cm, lá quạt giữa các bên cạnh so le.

Hệ thống mương cấp và xả nước

– Mương cấp nước: Được bố trí gần nguồn và ao lắng thô; có vị trí đặt máy bơm thuận lợi cho việc cấp nước vào ao lắng thô.

– Mương xả nước: Được bố trí gần ao nuôi và ao ương; có vị trí đặt máy bơm thuận lợi cho việc xả nước; dùng xả nước ao nuôi, ao ương trong trường hợp xử lý ao, ao tràn bờ do mưa,…; nước trong mương xả được bơm về ao lắng thô. Bùn thải qua các ống siphon được đưa về ao chứa chất thải và được xử lý theo quy định trước khi thải ra môi trường.

 Hệ thống ống sang tôm

Ống nhựa, đường kính từ 200 – 314mm; ống sang tôm được lắp đặt cố định, nghiêng theo chiều từ đáy ao ương sang ao nuôi nhằm đảm bảo tôm được sang hết sau khi ương.

Hệ thống oxy đáy, hệ thống siphon

Hệ thống oxy đáy được lắp sát với đáy ao ương và ao nuôi với số lượng được nêu tại bảng 1.

Bảng 1. Bảng hướng dẫn sử dụng số lượng quạt cho ao nuôi (áp dụng cho ao nuôi có diện tích từ 2.000 – 3.000m2).

Hệ thống shiphon bao gồm nhiều đoạn ống nhựa PVC được nối lại với nhau thành dụng cụ có hình chữ T, được bịt kín hai đầu, khoan lỗ nhỏ (đảm bảo tôm không lọt qua lỗ) và nối với hệ thống bơm để hút các chất bùn thải ra ngoài thông qua đầu đẩy của bơm.

Ống lọc nước

Ống bằng nhựa, dùng túi lọc 2 lớp có bán sẵn trên thị trường (gas thái hoặc vải kate). Ống lọc có chiều dài từ 10 – 15m, đường kính từ 25 – 30cm; được lắp cố định vào đầu ra của hệ thống ống bơm, dùng để lọc nước từ mương cấp nước và ao lắng thô, từ ao lắng thô vào ao lắng tinh, từ ao lắng tinh vào ao ương và ao nuôi.

Khu chứa chất thải

Nhằm đảm bảo chất thải trong quá trình nuôi được xử lý phù hợp trước khi thải ra môi trường. Chất thải sau khi được gom về ao chứa nước thải, sẽ được xử lý bằng vi sinh và được kiểm tra các chỉ tiêu phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 02 19:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm nước lợ.

Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Công trình phụ trợ

Như khu chứa nguyên vật liệu (có mái che, khô ráo, thông thoáng; ngăn được côn trùng và động vật gây hại); khu vực chứa xăng dầu (đảm bảo tách biệt, không rò rỉ ra khu vực xung quanh); khu sinh hoạt và vệ sinh cho người lao động.

SƠ ĐỒ VẬN HÀNH HỆ THỐNG AO NUÔI

Vận hành ao nuôi qua các bước gồm: 1) Lấy nước và xử lý nước; 2) Chọn giống, chăm sóc và quản lý ao ương (giai đoạn 1); 3) Sang tôm, chăm sóc và quản lý ao nuôi (giai đoạn 2); 4) Thu hoạch và bảo quản.

Hình 2. Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi

Bảng 2. Chỉ tiêu môi trường thích hợp tiến hành thả giống trong ao ương

* Lưu ý: Khi áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP, trước hết người nuôi cần tuân thủ các quy định sau:

– Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 6/9/2014 của Bộ NN& PTNT về việc ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP).

– Quyết định số 4835/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/11/2015, ban hành hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú.

Nguyễn Hoàn

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh