Kỹ sư Hùng hiện là Phó chủ tịch Hội Cá chình Việt Nam, Chủ tịch hợp tác xã Suối Giàu (Vũng Tàu). Ông từng tư vấn kỹ thuật cho nhiều vùng nuôi cá chình trên cả nước như Sơn La, Bắc Giang…
Dưới đây là chia sẻ của kỹ sư Hùng về loại cá giàu tiềm năng kinh tế.
– Cơ duyên nào khiến ông gắn bó với loài cá chình?
– Cá chình được mệnh danh là “thủy sâm” bởi chất thịt ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mô hình nuôi cá chình được triển khai tại nhiều địa phương, nhưng cách nuôi theo hộ cá thể khiến cá chậm lớn, tỷ lệ sống thấp.
27 năm trước, tôi bắt đầu tự tìm hiểu, nghiên cứu về tập tính con cá chình, nuôi thử nghiệm và thất bại nhiều lần. Tôi mất đến 17 năm để ươm giống thành công, sau đó nhân rộng, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều mô hình nuôi cá chình trên cả nước.
– Những nơi nào phù hợp nuôi cá chình, thưa ông?
– Tại Việt Nam, loài cá này sinh sống tự nhiên từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận, nhiều nhất là đầm Châu Trúc (Bình Định) và sông Ba (Phú Yên). Hai nơi này hàng năm cung cấp phần lớn cá chình giống cho bà con nông dân tại các vùng nuôi lớn.
Từ Bắc chí Nam đều nuôi được cá chình. Với môi trường ngoài Bắc, cần nước sâu hơn trong Nam một chút để tạo sự bình ổn cho con cá. Ví dụ, thời tiết 100C, nước vẫn là 18 – 200C, lòng đất làm cho tầng nước dưới không bị lạnh.
Hợp tác xã Suối Giàu cũng đang mở lớp miễn phí chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá chình vào thứ 5 và 6 hàng tuần.
– Ông có lưu ý gì khi chọn cá giống?
– Con cá nhớt nhiều, không bị trầy xước, không bị đốm trắng, da bóng láng là giống tốt. Bà con cũng nên mua từ người bán cá giống có ký giấy bảo đảm.
– Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của cá chình hiện nay?
– Hiện, sản lượng cá chình của hợp tác xã đạt khoảng 100 tấn mỗi năm. Đầu ra của con cá này đang mạnh, tôi có hợp đồng 100 tấn đi nước ngoài mà không đủ cá bán.
Giá bán tùy theo loại cá chình.
Ví dụ, Anguilla marmorata giá 330.000 – 340.000 đồng mỗi kg, còn cá chình bông 440.000 đồng mỗi kg. Cá chình tương đối hiếm nên chưa bao giờ bị mất giá.
Cá Anguilla marmorata cho thịt ngon hơn, nhưng thời gian nuôi ngắn ngày hơn, khoảng 4 tháng cho thu hoạch. Còn cá chình bông phải mất hơn một năm mới được đánh bắt. Về khối lượng, cá nuôi 2 – 3 năm nặng 3 – 4 kg, có con đạt 5 – 6 kg.
– Vậy còn thị trường của cá thì sao?
– Cá trên 5 kg được xuất đi châu Âu, dưới 5 kg thì xuất sang Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và tiêu thụ trong nước.
HƯƠNG GIANG
- kỹ sư li>
- làm giàu li>
- nuôi cá chình li> ul>
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt