[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Một nghiên cứu mới đây vừa được công bố trên tạp chí Aquaculture Alliance đã cho thấy có mối liên hệ giữa hội chứng phân trắng White feces syndrome (WFS), bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và bệnh hoại tử gan tụy Septic hepatopancreatic necrosis (SHPN) trong các ao nuôi tôm.
Hội chứng phân trắng (WFS) đề cập đến sự xuất hiện của các sợi phân trắng trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở các nước Đông Nam Á. Hội chứng có liên quan đến một số vấn đề ở cấp độ trang trại, bao gồm tôm chậm phát triển, kích cỡ không đồng đều, giảm ăn và chết rải rác.
Ở các quốc gia mà bệnh WFS được báo cáo thì cũng có các mầm bệnh đường ruột khác ảnh hưởng đến gan tụy của tôm bao gồm bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính gây ra do Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND) và hoại tử gan tụy (SHPN) do Vibrio sp. Hình 1 cho thấy các nước Đông Nam Á là nơi mà hội chứng phân trắng WFS và các bệnh đường ruột khác được báo cáo.
Hình 1: Phân bố các bệnh đường ruột bao gồm: Hội chứng phân trắng (WFS), Vi bào tử trùng (EHP), Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và Hoại tử gan tụy (SHPN) ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Aquaculture Alliance
Bệnh do vi bào tử trùng (EHP) đã trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp tôm ở Đông Nam Á. Vi bào tử trùng này ký sinh trong gan tụy và ruột giữa của tôm, bệnh ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng nuôi chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Các dấu hiệu lâm sàng chính của tôm bị nhiễm EHP là chậm lớn. Trong giai đoạn nặng hơn, tôm nhiễm EHP thường bị vỏ mềm, lờ đờ, giảm ăn và đường ruột trống rỗng.
Một số ấn phẩm đã quy cho nguyên nhân của hội chứng phân trắng WFS là do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau bao gồm vi khuẩn Vibrio cholera, loài giống nguyên sinh động vật Gregarines, Bacilloplasma sp. và Phascolarctobacterium sp. Người ta cũng đề xuất rằng vi bào tử trùng EHP không phải là tác nhân gây ra hội chứng phân trắng WFS. Dựa trên những khác biệt liên quan đến WFS, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu có hệ thống để xác định mối quan hệ giữa WFS và bệnh vi bào tử trùng EHP ở hai khu vực khác nhau trên thế giới là Đông Nam Á và Mỹ La Tinh – nơi bệnh EHP đã được báo cáo.
Phần đầu tiên của công việc được thực hiện tại một quốc gia châu Á có lịch sử EHP và WFS. Các mẫu được thu thập từ các ao nuôi bị nhiễm WFS và không nhiễm WFS. Các mẫu gan và phân tôm đã được thu thập để phân tích mô học và qPCR.
Hình 2: Các mẫu tôm biểu hiện phân trắng WFS (phía trên bên trái); Sự đổi màu trắng của đường ruột tôm được quan sát (phải); Gan tụy biểu hiện nhiễm phân trắng cho thấy sự biến dạng nghiêm trọng và sự melanin hóa của ống gan tụy (phía dưới bên trái).
Mô gan tụy của tôm từ mỗi ao nuôi được phân tích riêng bằng PCR định lượng (qPCR). Kết quả đã cho thấy tôm nhiễm EHP ở nhóm có dấu hiệu phân trắng cao hơn so với tôm không nhiễm WFS. Điều này chỉ ra rằng tôm bị bệnh WFS có thể có khả năng lây nhiễm EHP cao hơn tôm không bị WFS.
Vai trò của hoại tử gan tụy SHPN với WFS
Ở cả Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh nơi hội chứng phân trắng WFS đã được báo cáo, EHP không phải là mầm bệnh duy nhất liên quan đến hội chứng phân trắng WFS. Tôm được phân tích mô bệnh học nhuộm H&E cho thấy ngoài EHP còn có các tổn thương của hoại tử gan tụy SHPN (Hình 6).
Hình 6: Các tổn thương hoại tử gan tụy (SHPN) trên tôm thẻ trong ao có biểu hiện phân trắng WFS.
Hoại tử gan tụy (SHPN) là một bệnh vi khuẩn gây ra chủ yếu bởi Vibrio spp. cả chủng gây bệnh hoặc cơ hội. Vibrio spp. cơ hội luôn ở trong gan tụy của tôm và khi một mầm bệnh đường ruột gây ra các tổn thương ở gan tụy sẽ là điều kiện để những chủng Vibrio này có được chỗ để xâm chiếm gan tụy và gây ra hoại tử gan tụy.
Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa WFS, EHP và SHPN trong các ao nuôi tôm đó là hội chứng phân trắng WFS là một phản ứng sinh lý có thể có ở tôm bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các mầm bệnh đường ruột và các yếu tố môi trường có thể chưa biết.
Hình 7: Sự kết hợp của mầm bệnh đường ruột, Vibrio spp. cơ hội và các yếu tố/căng thẳng từ môi trường chưa biết có thể gây ra hội chứng phân trắng WFS ở các vùng có dịch EHP.
Từ nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan chắc chắn giữa Hội chứng phân trắng (WFS) và bệnh vi bào tử trùng (EHP). EHP kết hợp với các mầm bệnh đường ruột khác (bao gồm SHPN) và một yếu tố môi trường không xác định có thể gây ra Hội chứng phân trắng. Ở những vùng có dịch EHP, tôm có dấu hiệu lâm sàng của Hội chứng phân trắng WFS cho thấy dấu hiệu cảnh báo tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP trong các ao nuôi tôm.
Tác giả: Luis Fernando Aranguren, Ph.D. Hung Mai, Ph.D. Orlando Pichardo, B.Sc. Bambong Hanggono Arun K. Dhar, Ph.D.
Theo BioAqua
- bệnh phân trắng li>
- bệnh phân trắng trên tôm li>
- Hội chứng phân trắng trên tôm li>
- phân trắng li>
- vi bào tử trùng li> ul>
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
Tin mới nhất
T7,29/03/2025
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống