Để tìm hướng phát triển nghề nuôi tôm phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, tháng 3/2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc. Đến nay, qua 7 tháng triển khai, mô hình đang được kỳ vọng tạo ra một phương thức sản xuất mới, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh kiểm tra mô hình nuôi tại xã Đồng Rui (Tiên Yên)
So với các tỉnh thành khác trong cả nước, Quảng Ninh phát triển nghề nuôi tôm khá sớm và là tỉnh đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp công nghiệp. Từ chỗ chỉ nuôi thử theo hình thức quảng canh cải tiến, đến nay đã có hơn 10.000ha ao, đầm được đưa vào nuôi trồng. Tập trung tại các địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Hạ Long, Quảng Yên… Qua hơn 10 năm, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đã chứng minh được hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh tích cực tham gia và làm giàu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nghề nuôi tôm phát triển tự phát trong dân nên đến nay cũng bộc lộ nhiều bất cập như: Hệ thống hạ tầng dùng chung không đồng bộ, sản xuất manh mún. Cùng với đó, tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên diện rộng. Có những năm, diện tích tôm bị dịch bệnh lên tới hàng trăm ha, chủ yếu do tôm bị nhiễm bệnh vi bào tử trùng và hoại tử gan cấp tính. Thua lỗ liên tục khiến không ít diện tích nuôi tôm đang ở tình trạng sản xuất cầm chừng, nhiều hộ nuôi đã chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản khác như cá biển, cua…
Để từng bước khắc phục tình trạng này, tháng 3/2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc và vận động 3 hộ dân ở Tiên Yên và Cẩm Phả tham gia vào mô hình (Biofloc là hỗn hợp của vi khuẩn dị dưỡng, mùn và các hạt vật chất hữu cơ như phân tôm, các mảnh vụn thức ăn dư thừa, xác động vật (tôm). Mỗi hạt floc được gắn kết với nhau trong một ma trận lỏng lẻo bởi các chất nhờn tiết ra từ vi khuẩn, chúng bị ràng buộc bởi các vi sinh vật dạng sợi. Biofloc có 2 vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho tôm sử dụng). Theo đó, với diện tích nuôi thử nghiệm trên 1,3ha, sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, các hộ đã đưa con giống vào nuôi thả theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu, tôm ương được nuôi từ 20-25 ngày với mật độ nuôi 1.200 con/m2, sau đó chuyển sang ao nuôi mới đã được xử lý và gây vi sinh Biofloc. Giai đoạn 2, tôm tiếp tục được nuôi từ 63-65 ngày với mật độ nuôi 120 con/m2. Sau hơn 4 tháng nuôi, cỡ thu hoạch trung bình là 48 con/kg; tỷ lệ sống trung bình đạt 81%; sản lượng đạt 23,4 tấn/1,3ha; tiền lãi thu được đạt gần 1,3 tỷ đồng/ha.
Kết hợp nuôi tôm 2 giai đoạn bằng công nghệ mới trong bể nổi đang là hướng đi của nhiều hộ dân trên địa bàn xã Cộng Hòa (TP Cẩm Phả)
Ông Từ Văn Nam (xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả), cho biết: Quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc có ưu điểm là hạn chế tối đa dịch bệnh, nhất là hội chứng chết sớm thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi. Nhờ áp dụng công nghệ vi sinh nên có thể nuôi tôm với mật độ dày hơn, quản lý được thức ăn và môi trường nuôi. Vì vậy, đã nâng cao tỷ lệ tôm sống, tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích và đặc biệt là thuận lợi cho việc xử lý chất thải trong vụ nuôi. Đặc biệt, do sản phẩm đảm bảo ATTP nên được rất nhiều đơn vị nhận thu mua, ký hợp đồng bao tiêu, đảm bảo đầu ra rất ổn định.
Được biết, theo mục tiêu của ngành NN&PTNT đặt ra, đến năm 2020, tổng sản lượng tôm nuôi ước đạt 16.450 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 40 triệu USD, tổng sản lượng tôm giống sản xuất ước đạt trên 10 tỷ con giống. Con số này sẽ tiếp tục tăng vào năm 2025 với tổng sản lượng tôm nuôi đạt 26.550 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 60 triệu USD, tổng sản lượng tôm giống sản xuất đạt trên 15 tỷ con.
Ông Nguyễn Bá Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, khẳng định: Qua kết quả bước đầu của mô hình và quá trình đánh giá thực tế tại các ao nuôi, mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước tiếp cận gần hơn với định hướng của ngành. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn được tỉnh tạo điều kiện quan tâm để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này.
Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Tin mới nhất
T3,13/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân