Hệ thống đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra đó là giám sát được 03 thông số của môi trường gồm độ pH, nồng độ DO và độ mặn S của 03 ao nuôi từ 01 trạm đo.
Hiện nay, tôm là một trong bốn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Để nuôi tôm thành công, cần đảm bảo hàng loạt chỉ tiêu chất lượng nước như: nồng độ oxy hòa tan DO, độ pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3, H2S, độ kiềm, nồng độ khoáng chất, mật độ tảo,… phải nằm trong ngưỡng cho phép. Chỉ cần một trong số những chỉ tiêu trên đây vượt quá khỏi ngưỡng thì tôm sẽ bị ảnh hưởng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm bệnh và chết. Do vậy, việc kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng nước để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo chúng nằm trong ngưỡng cho phép là hết sức quan trọng.
Nghiên cứu này thực hiện thiết kế, thử nghiệm một hệ thống tự động giám sát và cảnh báo một số thông số môi trường cho 03 ao nuôi tôm bằng phương pháp lấy mẫu từ các ao, đưa về một trạm đo duy nhất (hình 1).
Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống
Hệ thống được thiết kế gồm 01 trạm đo với 03 cảm biến đo độ pH, nồng độ DO và độ mặn. Mẫu nước từ các ao được bơm lần lượt về trạm đo theo thời gian cài đặt, trạm đo xác định các thông số, gửi tới giao diện giám sát trên điện thoại thông minh; khi các thông số vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ gửi tin nhắn cảnh báo tới điện thoại người quản lý.
So với phương pháp mạng cảm biến cần sử dụng nhiều cảm biến do các đầu đo đặt tại mỗi ao, phương pháp lấy mẫu về 01 trạm đo cho phép giảm số lượng cảm biến trong hệ thống (do đó chi phí đầu tư giảm) mà vẫn đáp ứng yêu cầu giám sát thường xuyên các thông số môi trường của nhiều ao nuôi. Bên cạnh đó, các cảm biến tầm trung thường cho tín hiệu không ổn định khi đo trực tiếp trong môi trường nuôi do dòng chảy động, tuổi thọ điện cực giảm,… nên phương pháp bơm lần lượt mẫu nước các ao nuôi về 01 trạm đo còn có thể tạo ra môi trường thủy tĩnh đáp ứng yêu cầu về điều kiện đo của các cảm biến, đồng thời thuận lợi cho quá trình vệ sinh đầu đo từ đó tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Hệ thống hoạt động ổn định ở cả hai chế độ Manual và Auto khi được thử nghiệm giám sát, cảnh báo môi trường của 03 ao nuôi tôm.
Hình 2: Thử nghiệm hệ thống giám sát và cảnh báo tự động môi trường ao nuôi tôm
Hình 3: Kết quả giám sát trên giao diện Blynk và LCD giám sát môi trường ao nuôi tôm
Hệ thống đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra đó là giám sát được 03 thông số của môi trường gồm độ pH, nồng độ DO và độ mặn S của 03 ao nuôi từ 01 trạm đo. Hệ thống có thể phát triển theo hướng tích hợp thêm đầu đo các thông số khác của môi trường ao nuôi, đồng thời cần thử nghiệm nhiều hơn trong thời gian dài để đánh giá được tuổi thọ và độ chính xác của hệ thống.
Đặng Thị Thúy Huyền (Khoa Cơ – Điện)
Nguồn: vnua.edu.vn
- thông số môi trường li> ul>
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
- Quảng Trị: Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao
- Gian nan ‘xoay trục’ nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cà Mau: Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm
- Thêm một nhà máy chế biến tôm công suất 15.000 tấn/năm tại Đồng Tháp
Tin mới nhất
T6,25/04/2025
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
- Quảng Trị: Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao
- Gian nan ‘xoay trục’ nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cà Mau: Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm
- Thêm một nhà máy chế biến tôm công suất 15.000 tấn/năm tại Đồng Tháp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân