[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh của động vật thuỷ sản. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số biện pháp cân bằng pH trong ao nuôi.
Ảnh hưởng của pH đến nuôi trồng thủy sản
pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro (H+) trong nước hay thể hiện tính axit hay bazo của nước. Do đó, mức pH trong ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh, dinh dưỡng… của động vật thủy sinh.
Trong nuôi trồng thủy sản pH thích hợp dao động trong khoảng từ 6,5-8,5 (riêng đối với tôm thích hợp nhất là 7,5-8,5), vì vậy khi pH môi trường biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ có thể gây chết tôm, cá.
Khi pH quá thấp (pH < 5.5): khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể động vật thủy sản giảm thấp khiến tôm bị mềm vỏ hoặc gây tác hại trực tiếp đến chất nhờn trên da cá, đồng thời nồng độ H2S tăng cao gây ngộ độc cho vật nuôi.
Khi pH quá cao (pH > 8,5): môi trường này sẽ làm cho động vật trao đổi chất nhiều hơn nên chậm phát triển, đồng thời làm tăng nồng độ amoniac gây hại cho tôm, cá. Ngoài ra, khi pH quá cao sẽ làm trong nước, khó gây màu, thủy sinh vật dưới đáy phát triển tạo ra biến động pH trong ngày lớn.
Các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm pH trong nước
- Biến động CO2 là nguyên nhân chính gây tăng giảm pH trong ao nuôi. Thực vật phù du và tảo quang hợp vào ban ngày lấy CO2 và quá trình hô hấp vào ban đêm sẽ giải phóng CO2. Khi tảo phát triển mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa, làm độ pH trong nước ao biến động lớn.
- Phản ứng nitrat hóa của vi khuẩn làm giảm kiềm trong nước gây biến động pH
- Đặc tính nền đất: đất nhiễm phèn, pH thấp, dễ biến động do trong quá trình oxy hóa pyrite thành jarosite tạo ra rất nhiều H+ làm giảm pH của nước.
- Thời tiết: Mưa kéo dài rửa trôi phèn, làm giảm pH
Phương pháp cân bằng pH trong ao nuôi
pH thường thấp nhất vào sáng sớm, đạt cực đại vào đầu giờ chiều và giảm dần cho đến tối, vì vậy cần phải kiểm tra độ pH trong ao 2 lần/ngày.
Ổn định pH trong ao bằng cách gây màu nước, kiểm soát tảo, ổn định độ kiềm từ 120-160mg/L.
Cách tăng pH trong ao
- Dùng vôi tôi Ca(OH)2 liều 5-10kg/1000m3, nước vôi trong hoặc soda để ổn định pH
- Sử dụng máy sục khí cường độ mạnh, chạy liên tục
- Thường xuyên xử lý chất thải hữu cơ trong ao, hạn chế lá cây rơi xuống ao để pH không bị giảm quá thấp
Cách giảm pH trong ao
- Dùng rỉ mật đường 1-3kg/1000m3 kết hợp men vi sinh tạt đều khắp ao, đồng thời cho chạy quạt khí
- Dùng axit citric pha với nước cũng là cách giảm độ pH trong ao nuôi được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, tác dụng giảm pH của axit citric khá cao và hàm lượng lớn có thể ảnh hưởng thủy sản nên cần được tính toán sử dụng hợp lý.
- Sử dụng phèn nhôm có thể làm giảm pH trong nước mà không làm ảnh hưởng đến điều kiện môi trường khác
Thu Hiền (Tổng hợp)
- cân bằng Ph li>
- nuôi trồng thủy sản li> ul>
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Tin mới nhất
T4,02/07/2025
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân