Quý đầu năm 2024 ghi nhận sự biến động trái chiều về doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp tôm và cá tra.
Loạt các doanh nghiệp thủy sản lớn mới công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, nổi bật trong bức tranh này là sự đối nghịch về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giữa các ông lớn của ngành tôm và cá tra. Nếu như các doanh nghiệp tôm như Minh Phú, Sao Ta, Camimex ghi nhận sự vượt trội về doanh số thì các đơn vị đầu ngành cá tra lại ngậm ngùi đi lùi như IDI, Navico.
Kết quả trái ngược trên diễn ra trong bối cảnh ngành tôm Việt Nam ghi nhận tăng tới 14% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước (YoY), tương ứng lên mức 686 triệu USD. Các thị trường chủ lực của ngành tôm là Mỹ cũng tăng 16% YoY, đạt 121 triệu USD; Trung Quốc & Hong Kong tăng tới 75%, đạt 128 triệu USD.
Trái ngược với sự tăng trưởng của ngành tôm, cá tra lại chỉ mang về 411 triệu USD trong quý đầu năm 2024, tương ứng giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc & Hong Kong đã giảm 22% YoY, còn gần 112 triệu USD.
Theo đó, quý 1/2024, Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) tăng tới 25% về doanh thu thuần, đạt 2.504 tỷ đồng. Lãi ròng cũng ở mức 7,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ doanh nghiệp âm tới 98 tỷ đồng.
Trong năm 2023, cùng với khó khăn chung của ngành tôm, Minh Phú đã có năm lãi ròng ở mức thấp nhất kể năm 2008. Năm 2024, dù còn đối mặt với khó khăn. MPC vẫn đề ra mục tiêu mang về 15.805 tỷ đồng doanh thu, tăng khoảng 46% so với thực hiện của năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 1.021 tỷ đồng. Nếu đạt được kết quả này, đây sẽ là mức lãi cao nhất của doanh nghiệp kể từ năm 2008 đến nay.
Cùng với sự phát triển của ngành, Sao Ta (HoSE: FMC) đạt 1.460 tỷ đồng doanh thuần, tương ứng tăng tới 44% YoY. Lãi trước thuế của FMC đạt 57,4 tỷ đồng, tăng 13% YoY. Hiện Sao Ta là doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản, lớn thứ tư sang Mỹ và lớn thứ chín sang Hàn Quốc.
Năm 2024 và các năm sau, Sao Ta cho biết doanh nghiệp tiếp tục chọn Nhật Bản là thị trường trọng điểm, đồng thời sẽ từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Quý đầu năm, một doanh nghiệp lớn ngành tôm khác là Camimex (HoSE: CMX) cũng mang về doanh thu cao gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước, lên mức 789 tỷ đồng; trong đó doanh thu bán thành phẩm tăng từ 323 tỷ đồng lên 758 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn và các chi phí khác tăng cao đã khiến lãi ròng của doanh nghiệp chỉ tăng 36%, đạt 31,3 tỷ đồng.
Ở bức tranh doanh nghiệp cá tra, IDI (HoSE: IDI) ghi nhận giảm 7,5% về doanh thu, còn 1.629 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ thành phẩm cá tra và dịch vụ giảm lần lượt -20% (còn 643 tỷ đồng) và -38% (còn 10,1 tỷ đồng). Lãi ròng trong quý của doanh nghiệp cũng chỉ đạt 16,5 tỷ đồng, giảm 5,7% YoY.
Theo FPT Securities, Trung Quốc và Mexico là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của IDI khi chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của doanh nghiệp. Do đó, đà giảm xuất khẩu chung mặt hàng cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đã phần nào tác động đến doanh thu của IDI.
Mặc dù doanh thu chỉ giảm ở mức 12% YoY, đạt 1.016 tỷ đồng nhưng Navico (HoSE: ANV) lại ghi nhận giảm sâu 81% YoY về lợi nhuận sau thuế, còn 16,1 tỷ đồng trong quý đầu năm 2024.
Tính đến ngày 9/5, Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) chưa công bố báo cáo tài chính nhưng từ dữ liệu kinh doanh tháng của VHC, Mekong ASEAN tính toán doanh thu quý 1/2024 của doanh nghiệp đạt mức 2.811 tỷ đồng, tăng 25,1% YoY.
Trong các tháng đầu năm 2024, các thị trường chính của VHC ghi nhận sự biến động trái chiều, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và nội địa. Nếu như tháng 1 doanh thu từ Trung Quốc tăng trưởng tới 259% YoY thì sang tháng 2 giảm xuống +91% YoY và tháng 3 với -29% YoY.
Đối với Mỹ, tăng trưởng doanh thu của VHC tại thị trường này lần lượt ở mức +59% YoY tháng 1, +13% YoY tháng 2 và -20% YoY tháng 3. Doanh thu nội địa cũng tăng 137% YoY trong tháng 1 rồi giảm về +11% YoY tháng 2 và nhích lên +17% YoY tháng 3.
Nguồn: Lê Hồng Nhung (Mekong Asean)
- Hai vấn đề lớn của của ngành tôm xuất khẩu
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
- “Vua tôm” Minh Phú hướng về thị trường nội địa: Thất thế tại Mỹ trước tôm Ấn Độ và Ecuador khi giá thành cao hơn 30%, thậm chí gấp đôi
- VASEP: Đề xuất gỡ vướng cho doanh nghiệp thủy sản
- Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?
- Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam quý I/2024
- Vượt Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
- Bạc Liêu: Lọt top 5 tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm
- Mỹ: Thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam
- Kiên Giang: Tôm càng xanh và cua biển tăng giá
Tin mới nhất
T7,05/10/2024
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Trà Vinh: Giá tôm thương phẩm tăng, người nuôi có lợi nhuận khá
- Thanh Hóa: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng do mưa lũ
- Bạc Liêu bất lợi gì khi xây dựng trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước?
- Ong: Nhân tố kháng khuẩn mới trong nuôi trồng thủy sản
- Tối đa hóa lợi nhuận với saponin trong thức ăn thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt