Nhưng rồi, loài cá biểu trưng cho sự giàu sang, may mắn đã dắt anh từ ngôi nhà dột nát lên sống ở biệt thự đẹp nhất làng.
“Chiếc đũa mốc” và “cái mâm son”
Cá Koi – loài cá quý như cành vàng lá ngọc, chuyên sống trong cung vua, phủ chúa hay biệt thự nguy nga, được Phan Văn Sơn đem về nuôi dưỡng từ năm 2004. Câu chuyện “đũa mốc chòi mâm son” khiến xóm làng rì rầm bàn tán. Chẳng ai nghĩ một người đàn ông sống trong căn nhà cứ mưa là dột lại dám vay mượn hơn 100 triệu đồng đi máy bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh rước 50 cặp cá cảnh bé xíu (chiều dài 15 cm/con) xuất xứ từ Nhật Bản về nhân giống.
Cá Koi tại Sông Hồng Koi Farm của Phan Văn Sơn đang được thị trường ưa chuộng
Những con cá Koi thà tuyệt thực chứ nhất định không ăn cám thuỷ sản tầm thường sản xuất trong nước. Đàn “mỹ ngư” không chịu được cuộc sống kham khổ, sức khoẻ suy sụp rồi lần lượt ra đi. Thời ấy, thịt lợn ngoài chợ chỉ 30 – 40 ngàn đồng/kg nhưng Phan Văn Sơn “cắn rơm cắn cỏ” vay tiền mua thức ăn đặc chủng cho cá Koi nhập khẩu, giá 110.000 đồng/kg. Được ăn món khoái khẩu, một thời gian sau, cá cái bắt đầu ễnh bụng, anh Sơn mừng lắm, nghĩ thắng lợi ở trước mắt rồi.
Chẳng ngờ, tập tính sinh sản của giống cá này rất kỳ lạ. Dù làm đúng theo quy trình hướng dẫn, nhưng tỷ lệ trứng được thụ tinh rất thấp. Hoá ra, lão bán cá ở Sài Gòn giấu nghề, sợ có thêm đối thủ ở đất Bắc cướp cần câu cơm nên không dạy Sơn toàn bộ bí quyết nuôi cá sinh sản. Anh đã ngấu nghiến cả thùng sách, tiến hành rất nhiều ô thí nghiệm trong suốt 2 năm mới khám phá được “thâm cung” trong đời sống sinh hoạt của các cặp cá Koi. Từ đó, Phan Văn Sơn thiết kế ổ đẻ và môi trường phù hợp để cá thuận tiện sinh sản.
Khi quần thể Koi đủ lớn, anh rong ruổi khắp các đại lý cá cảnh ở các thành phố lớn để chào hàng. Thế nhưng, chẳng ai biết cá Koi là gì. Thậm chí, khi nghe thấy giá một con cá cảnh bằng nửa tạ gạo, người mắng mỉa như tát nước, kẻ cười cợt như gặp trò hề. Phan Văn Sơn ngậm ngùi quay đầu, chở đàn mỹ ngư về với tâm trạng như đóng băng vì tuyệt vọng. Chi phí thức ăn cho cá tăng lên đồng nghĩa với mâm cơm gia đình nghèo đi, chỉ có tình yêu dành cho đàn cá Koi của anh là không thay đổi.
Đãi cát tìm vàng
Mãi đến năm 2007 trở lại đây, vận số của Phan Văn Sơn bắt đầu thay đổi. Thú chơi cá Koi ngấm ngầm lan từ Nam ra Bắc, được giới đại gia, chủ các khu du lịch lùng sục săn tìm. Người ta mò về tận ngôi nhà nhỏ ven đê sông Hồng ở xóm Cộng Hoà để tuyển cá. Không đủ hàng để bán, anh thuê thêm hàng chục ao nuôi gia công vẫn chẳng ăn nhằm gì. Bởi, chẳng phải ngẫu nhiên mà cá Koi được mệnh danh là “quốc ngư của Nhật Bản”. Trong một đàn cá, chỉ có khoảng 5% cá thể có màu sắc đạt chuẩn, được định giá tiền triệu (đồng) trở lên. Số còn lại được chọn lọc dần dần, theo từng phân khúc khác nhau. Trên 80% trong số đó sẽ bị thải loại ngang bằng với giá cá bột thông thường. Bởi vậy, người ta mới nói, nuôi cá Koi chẳng khác gì nghề đãi cát tìm vàng. Có những con cá Koi từng được anh bán hàng chục triệu đồng.
Năm 2012, Phan Văn Sơn quyết định thực hiện một cuộc “cách mạng” chưa ai nghĩ tới, đó là nuôi “con cá ngàn đô” bằng lồng trên sông Hồng. Muốn làm được điều đó, phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Biết ý định của Sơn, vợ anh giẫy nảy can ngăn; còn anh em thì ra sức cấm cản. Bởi nếu thất bại, bao nhiêu của cải trong nhà sẽ trôi hết ra sông.
Vì đã ngấm ngầm thực hiện đề tài nghiên cứu này từ trước, thế nên bao nhiêu gáo nước lạnh tinh thần dội vào cũng chẳng thể ngăn được ngọn lửa khát vọng đang cháy rừng rực trong người Phan Văn Sơn. Trời không phụ công người, đàn cá thích nghi rất tốt với môi trường nước sông Hồng. Anh đặt tên cho trang trại của mình là “Sông Hồng Koi Farm”. Mỗi năm, cơ sở của anh cung ứng trên 10 tấn cá cảnh, thu lợi nhuận hàng tỷ đồng.
Anh Sơn chia sẻ, Koi là loài cá cực kỳ thân thiện với con người. Chúng sống thành bầy đàn nên người ta thường mua rất nhiều con một lần. Giá thành của một bầy cá có thể lên tới hàng trăm triệu. Cá Koi là một họ của cá chép – biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, giống như sự tích “cá chép hóa rồng”, tạo ra sự thay đổi tốt đẹp.
Biểu tượng cho may mắn, trường thọ
Có nhiều trường phái chơi Koi. Nhưng bể Koi nhỏ nhất cũng phải đủ 9 con. Bởi số 9 tượng trưng cho an lành, trường thọ, may mắn mọi điều thuận lợi và cuộc sống hạnh phúc. Trên thế giới có khoảng 70 dòng cá Koi. Nhưng trong đàn bao giờ cũng có một thủ lĩnh dẫn đầu (gọi là dòng Chagoi). Các cá thể trong đàn phải đủ ít nhất 3 màu sắc là đen, đỏ và vàng, bởi nó biểu trưng cho sự hài hoà âm – dương.
Trong văn hóa Nhật Bản, người mẹ, người cha, con trai, con gái đều có biểu tượng cá Koi với các màu khác nhau. Vào ngày Trẻ em (tháng 5), các gia đình treo cờ cá Koi nhiều màu sắc để đại diện cho mỗi thành viên trong gia đình. Cá Koi đen là biểu tượng của người cha, mang ý nghĩa khắc phục khó khăn để thành công. Cá Koi màu đỏ mang ý nghĩa về tình yêu. Cá mang màu đỏ hoặc màu cam cũng mang biểu tượng của người mẹ trong gia đình. Cá màu hồng mang biểu tượng cho người con gái. Còn cá màu xanh thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ. Koi màu xanh và trắng là biểu tượng của những đứa con trai trong gia đình; tượng trưng cho hòa bình, tĩnh lặng và sự bình tĩnh. Những con cá màu vàng tượng trưng cho sự giàu có, may mắn (người Nhật gọi là Yamabuki). Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm, trọng lượng của cá Koi có thể lên tới hàng chục kg.
Để săn tìm những dòng cá Koi bố mẹ đẹp như Sanke (màu sắc đốm đen); Kohaku (nền trắng pha đỏ); Showa; Koi bướm thân dài; Koi vẩy rồng… mỗi chuyến “Nam tiến” của Phan Văn Sơn có thể kéo dài cả tháng trời. Đồng thời, anh cũng tự nghiên cứu, lai tạo cá Koi để cho ra các dòng cá Koi với giá bình dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng. Anh bảo: “Nếu ta đã đam mê, thì chẳng khó khăn nào khiến ta chùn bước”.
Hiện tại, Sông Hồng Koi Farm của anh Sơn đang cung ứng cá Koi cho hơn 40 đại lý cá cảnh khắp các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra Bắc. Người đàn ông này tin rằng, cá Koi thực sự là một sứ giả may mắn và sông Hồng chính là “mỏ” không bao giờ khai thác cạn những con “cá vàng”.
Phùng Minh Phúc
Nguồn: Báo Nông Nghiệp
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1,149km bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao 1.776m, chảy qua 20 tỉnh, thành của Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510km. Đây là dòng sông quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam, có chất lượng nước tốt, đem lại tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, gắn liền với đời sống sinh hoạt của hàng chục triệu người.
- Giá tôm nguyên liệu tại một số tỉnh
- Nấm mốc thức ăn: Rủi ro và giải pháp
- Tảo biển tươi: Tiềm năng thay thế 50% thức ăn truyền thống
- Khai thác chu kỳ mặt trăng để tối ưu hóa vụ tôm nuôi
- Quảng Bình: Hỗ trợ giá con giống thủy sản cho nông dân
- Xuất khẩu thuỷ sản cán đích 10 tỷ USD
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
Tin mới nhất
T2,30/12/2024
- Giá tôm nguyên liệu tại một số tỉnh
- Nấm mốc thức ăn: Rủi ro và giải pháp
- Tảo biển tươi: Tiềm năng thay thế 50% thức ăn truyền thống
- Khai thác chu kỳ mặt trăng để tối ưu hóa vụ tôm nuôi
- Quảng Bình: Hỗ trợ giá con giống thủy sản cho nông dân
- Xuất khẩu thuỷ sản cán đích 10 tỷ USD
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt