Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở khu vực 1, Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, quê gốc ở vùng U Minh Hạ (Cà Mau) là cái nôi của con cá, con tôm. Ông mang trong mình niềm đam mê bất tận với nghề nuôi cá, từng là sinh viên ĐH Thủy sản Nha Trang. Khi ra trường, vì hoàn cảnh đưa đẩy, ông không gắn bó được với nghề mà xin vào làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau.
Theo ông Bảy Bon, cơ duyên đến với nghề cũng đặc biệt. Năm 1998, trong lần làm thủ tục nhập hàng, ông Bảy Bon gặp ông Philip người Pháp, là tiến sĩ thủy sản. Có chung niềm đam mê nên hai người nói chuyện rất nhiều về con cá, con tôm. Buổi gặp tình cờ, cũng là lúc cuộc đời ông Bảy chuyển sang một hành trình mới, khi được nghe những chia sẻ của “người bạn, người thầy” về dòng Mêkông.
Ông Philip nói: “Trên thế gới chỉ có duy nhất một dòng sông Mêkông, nếu như nuôi cá, muốn khởi nghiệp từ con cá thì không cần đến nước nào khác, Việt Nam là số một. Do số lượng cá bị khai thác quá nhiều, dẫn đến cá trong tự nhiên cạn kiệt, dân số lại ngày càng tăng, cá ngoài tự nhiên thì ngày càng ít, nếu không duy trì ngành này thì nó sẽ mất đi”.
Khi ông Philip nghiên cứu tại Cần Thơ thì nhận ra dòng sông Hậu dưới chân Cồn Sơn nước chảy rất mạnh, có dòng nước xoáy, nên cá chẽm và các loại cá khác tập trung về đây sinh sôi nhiều. Từ đó, theo ông Philip chọn nơi này đầu tư bè nuôi cá là tốt nhất, nhờ lượng oxy cung cấp dồi dào cho cá, nguồn nước ô nhiễm rất ít so với những nơi khác, do nằm ở giữa dòng sông Hậu.
Với những thực tế được kiểm chứng, cũng như những luận điểm chắc chắn của ông Philip, ông Bảy Bon thấy được hướng đi mà ông đã từng ấp ủ, nên xin nghỉ làm hải quan, tập trung về khu Cồn Sơn nuôi cá lồng bè. Ban đầu ông nhận thấy cá điêu hồng đang được người tiêu dùng ưa chuộng, lại dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn nên ông chọn con cá điêu hồng để nuôi, giống nhập từ Đài Loan và Thái Lan, về sau ông tự sản xuất giống.
Sau vài năm giá cá điêu hồng tuột dốc không phanh, dẫn đến thua lỗ tiền tỷ. Không nản lòng, ông Bảy Bon đi học hỏi, tìm hiểu những mô hình, những loài cá nào đạt hiệu quả kinh tế cao để nuôi. Từ những chuyến đi đó, tình cờ Bảy Bon quen ông Tư Kháng quê ở Hậu Giang, là một trong những người đem con cá thác lác từ Campuchia về Cần Thơ và nhờ ĐH Cần Thơ nghiên cứu, sinh sản thành công, với ý tưởng lấy thịt cá làm chả xuất sang Nhật.
Sau khi được ông Tư Kháng tư vấn, năm 2012, ông Bảy chuyển hướng đầu tư 250.000 con cá thác lác cườm, đến khi thu hoạch xuất bán 70 – 80 tấn đem lại lợi nhuận trên 2 tỷ đồng, xóa được số nợ do thua lỗ khi nuôi cá điêu hồng. Từ đó ông gắn bó với con cá thác lác. Ông Bảy Bon dẫn chúng tôi tham quan trên 30 lồng bè, vèo cá lớn nhỏ với diện tích trên 5.000m2 trị giá gần 20 tỷ đồng, kết thành từng dãy nối với nhau bằng những cây cầu gỗ.
Vừa nuôi cá thác lác cườm, ông còn đẩy mạnh kết hợp du lịch sinh thái. Lúc đầu thì có vài chục người, dần dần càng nhiều du khách đến câu cá, tham quan bè cá. Thế là, ông mở ra cơ sở chế biến món đặc sản cá thác lác rút xương, cá thác lác muối sả, hoàn toàn thủ công và không sử dụng các chất bảo quản với tiêu chí thực phẩm sạch. Mỗi ngày có hàng trăm kg cá thành phẩm được tiêu thụ.
Hàng ngày, ông xuất bán 300 – 500kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở khắp nơi. Mỗi năm, ông Bảy Bon cho xuất bè hàng chục loại cá đặc sản như cá hô, cá chạch lấu, tôm càng xanh… Nhẩm tính, chỉ riêng lợi nhuận từ cá thác lác cườm cũng đem lại vài tỷ đồng/năm. Ông còn kết hợp với nhiều bà con ở Cồn Sơn làm du lịch sinh thái, dưới sông thì có bè cá, trên cồn có cây trái, du khách đến đây tha hồ thưởng thức cây nhà lá vườn của vùng đất Nam bộ như mắm kho, ếch, gà ta, sầu riêng, chuối…
Hoàng Vũ – Duy Tân – Ngọc Thắng
Nguồn: nongnghiep.vn
Ông Bảy Bon đang thử nghiệm một số loại cá nuôi khác. Như huấn luyện đàn cá chép Koi trên 700 con, khi du khách đến có thể tận tay sờ được cá, cho ăn hoặc cho cá ngoi lên bú bình. Một số loại cá chạch lửa “hỏa long”, nuôi số lượng vài tấn cũng đang trong quá trình huấn luyện.
Ông còn đưa loài cá hồng vỹ (loài thủy ngư của vùng rừng Amazon) với trọng lượng thuộc vào dạng quý hiếm, nặng trên 15kg lên hồ để khách chiêm ngưỡng. Đàn cá nuôi 6 năm nhưng không thất thoát con nào, mỗi con nặng trên chục ký. Ông dám chắc ở ĐBSCL, kể cả khắp nước, không ai sở hữu được cá hồng vỹ có trọng lượng “khủng” như ở đây.
- Tinh dầu oregano và chiết xuất saponin quillaja: Giải pháp tự nhiên nâng cao sức khỏe đường ruột tôm cá
- Mô hình nuôi TLSS: Giải pháp giảm chi phí sản xuất nuôi tôm trên ao bạt
- Mô hình RAS-IMTA: Nuôi đa loài tuần hoàn mang lại giá trị cao
- Các Hội, Hiệp hội thủy sản đồng lòng kêu gọi hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Các loại năng lượng tái tạo ứng dụng trong nuôi tôm
- Ngành thủy sản Việt Nam sẵn sàng đón đoàn kiểm tra của EU
- Hạt giá thể vi sinh: Giải pháp mới trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản
- Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và giải pháp phòng ngừa của Sando
- Quảng Ninh: Bán hàng chục tấn tôm thẻ giá rẻ sau bão Yagi, dân bấm bụng vớt vát
- Hà Tĩnh: Phát hiện EHP trên tôm nuôi
Tin mới nhất
T4,18/09/2024
- Tinh dầu oregano và chiết xuất saponin quillaja: Giải pháp tự nhiên nâng cao sức khỏe đường ruột tôm cá
- Mô hình nuôi TLSS: Giải pháp giảm chi phí sản xuất nuôi tôm trên ao bạt
- Mô hình RAS-IMTA: Nuôi đa loài tuần hoàn mang lại giá trị cao
- Các Hội, Hiệp hội thủy sản đồng lòng kêu gọi hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Các loại năng lượng tái tạo ứng dụng trong nuôi tôm
- Ngành thủy sản Việt Nam sẵn sàng đón đoàn kiểm tra của EU
- Hạt giá thể vi sinh: Giải pháp mới trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản
- Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm và giải pháp phòng ngừa của Sando
- Quảng Ninh: Bán hàng chục tấn tôm thẻ giá rẻ sau bão Yagi, dân bấm bụng vớt vát
- Hà Tĩnh: Phát hiện EHP trên tôm nuôi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt