Xuất khẩu tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm, tính tới tháng 11 năm nay ước đạt 905,2 triệu USD.
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, CPTPP là thị trường xuất khẩu (XK) tôm lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Mỹ), chiếm 25% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP ước đạt 905,2 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính trong khối CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm.
Theo Vasep, các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam có nhiều lợi thế sau khi Hiệp định CPTPP được thực thi. Trong năm nay, trong số top 4 thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất trong khối, XK tôm sang Nhật Bản phục hồi chậm trong khi XK tôm sang các thị trường Canada, Australia, Singapore có xu hướng phục hồi tốt. Các thị trường Canada, Australia, Singapore được coi là những khu vực kiểm soát khá tốt dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu NK hàng hóa tại đây không bị ảnh hưởng nhiều.
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%.
Cụ thể, Nhật Bản là thị trường NK tôm Việt Nam lớn nhất trong khối CPTPP. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 534,5 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang Nhật Bản trong năm nay không ổn định: tăng từ tháng 3 đến tháng 7 trong khi giảm từ tháng 8 đến tháng 11. Tăng trưởng kinh tế tại Nhật Bản không ổn định lại thêm ảnh hưởng xấu từ làn sóng Covid, nhà hàng hạn chế hoạt động, làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Canada là thị trường NK tôm lớn thứ hai của Việt Nam trong khối CPTPP. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Canada ước đạt 166,5 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, XK tôm sang Canada sau khi giảm trong tháng 8 và 9, đã phục hồi trở lại trong 2 tháng 10 và 11. Canada là quốc gia có thu nhập người dân cao, xu hướng NK tôm nước ấm từ châu Á của thị trường này tăng nên cơ hội cho XK tôm Việt Nam sang thị trường này còn nhiều.
XK tôm Việt Nam sang Australia ước đạt trên 164 triệu USD tính tới tháng 11 năm nay, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến tháng 7 năm nay, XK tôm sang Australia tăng trưởng mạnh. Sau đó giảm trong 3 tháng 8,9, 10 và phục hồi trở lại trong tháng 11. Tôm Việt Nam hiện đứng đầu top các nguồn cung tôm Australia. Đây là thị trường tiềm năng của tôm Việt.
Trong 3 quý đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Singapore không ổn định tuy nhiên đang có dấu hiệu phục hồi trở lại trong 2 tháng 10 và 11.
Theo Vasep, nhu cầu NK tôm từ khối thị trường CPTPP trong năm nay tốt. Tuy nhiên, cần kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để DN ổn định sản xuất. Các DN XK tôm của Việt Nam vẫn đang phải vật lộn đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, chi phí sản xuất và cước phí vận chuyển tăng cao…/.
Tác giả: Nguyên Long
Nguồn tin: VOV
- CPTPP li>
- thị trường xuất khẩu tôm li>
- xuất khẩu tôm Việt Nam li> ul>
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
Tin mới nhất
T7,17/05/2025
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân