Bạn có thể sử dụng một số kinh nghiệm chọn tôm giống sau:
– Chọn tôm từ những tôm bố mẹ đẻ lứa đầu hoặc lứa thứ hai, tôm con ở cùng một lứa, có kích cỡ tương đương nhau, có biểu hiện bơi khỏe mạnh trong ao nuôi. Hiện tượng đóng rong, bị bám dính bởi các động vật nguyên sinh protozoa hoặc các vi khuẩn cho thấy lượng tôm giống không tốt. Nếu số lượng lớn tôm giống bị đóng rong bên ngoài là dấu hiệu của chất lượng nguồn nước không tốt và tôm giống không thể lột xác ổn định.
– Kiểm tra tôm giống có sự hiện diện những thể bắt màu của virus MBV-Monodon Baculovirus hay không vì chúng cho thấy tôm giống có bị stress hay không. Người nuôi tôm có thể kiểm tra tôm giống 2 lần ở trại sản xuất tôm vào thời điểm 7 ngày và 1 ngày trước khi mua tôm về thả nuôi. Nếu thấy tỉ lệ tôm nhiễm MBV tăng thì không nên mua.

Ảnh tôm sú giống
– Kiểm tra tỉ lệ tôm giống chết dễ dàng nhất là đến trại sản xuất giống vào buổi sáng sớm và chiều tối, khi các bồn chứa tôm giống được làm sạch và thay nước.
– Ngoài ra, xem các phần phụ và đầu kiếm của tôm giống phải có hình dáng bình thường, không bị mòn cụt hay biến đổi màu đen. Nếu đầu kiếm có 4-6 ngạnh là tôm đang ở độ tuổi PL 15-20 (tôm được 15-20 ngày sau giai đoạn ấu trùng). Các cơ phân bụng phải sáng trong và có tỉ lệ phần ống ruột với cơ bụng đốt thứ sáu nằm trong khoảng 1:4 (độ dày của ống ruột bằng 1/4 độ dày của phần cơ). Ống ruột phải chứa đầy thức ăn và phân cơ cũng phải nở đầy trong phần vỏ (trừ khi tôm mới lột xác).
– Giống tôm tốt hướng bơi thẳng về trước và đáp ứng nhanh với những tác nhân kích thích, như cho nước chảy vào bồn chứa, chúng cố gắng bơi ngược lại dòng nước xoáy. Khi dòng nước xoáy giảm xuống, chúng có khuynh hướng bám vào thành chậu hơn là bị quét vào giữa chậu. Ngược lại, những con tôm yếu có thể chết hoặc không phản ứng, bơi với hình dạng lưng cong.
Sau khi lựa chọn, tôm giống được đóng gói để vận chuyển. Phương pháp vận chuyển thông thường là cho tôm giống vào các túi nhựa với một ít nước (không quá 1/3 túi) và bơm oxy rồi cột chặt miệng túi lại. Mật độ đóng gói với tôm giống PL 15 là 1.000-2.000 con/lít và PL 20 là 500-1.000 con/lít. Đựng các túi nhựa trong các thùng xốp và để nơi có nhiệt độ 20-25oC, có thể chèn một ít bao đá nhỏ xung quanh các hộp vận chuyển này. Vận chuyển tôm giống trong những xe có bạt che, thời gian vận chuyển tôm không nên quá 6 tiếng, nên vận chuyển vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Khi vận chuyển tôm giống khoảng 3-6 tiếng cần cho ấu trùng Artemia vào trong túi nhựa để tôm có thức ăn, phòng ngừa tôm bị đói sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Nguồn: muabancongiong.com
- kinh nghiệm chọn tôm giống li>
- tôm bố mẹ li>
- tôm giống li>
- tôm giống PL 15 li> ul>
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- Hà Tĩnh: Tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống vụ xuân – hè 2025
- Kiểm soát chất lượng tôm giống mùa vụ 2025: Bước đệm quan trọng
- Tôm giống chất lượng cao: Những đặc điểm nổi bật
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất tôm giống
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Infographic – Tổng quan ngành tôm giống Việt Nam
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
- Bình Định và kỳ vọng trở thành ‘thủ phủ’ tôm giống miền Trung
Tin mới nhất
T5,24/04/2025
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
- Quảng Trị: Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao
- Gian nan ‘xoay trục’ nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cà Mau: Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm
- Thêm một nhà máy chế biến tôm công suất 15.000 tấn/năm tại Đồng Tháp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân