[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời tiết nắng nóng sẽ gây ra các loại bệnh trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy (EMS), bệnh đục cơ, bệnh phân trắng.
Bệnh EMS
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt. Nguyên nhân, do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phát triển, vi khuẩn này bị tấn công bởi một loại virus (phage) tạo ra một loại độc tố cực mạnh, khi chúng xâm nhập vào cơ thể tôm (qua đường tiêu hóa), độc tố này sẽ thẩm thấu, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, gây ra hiện tượng chết hàng loạt, nhất là sau khi lột xác.
Bệnh cong thân đục cơ
Khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.
Bệnh phân trắng
Tôm nhiễm các loại virus gây tổn thương cho gan như: MBV, HPV… đây là nguyên nhân xuất hiện với tỷ lệ cao nhất.
Khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi với mật độ cao ít thay nước sẽ làm nước ao giàu dinh dưỡng. Ao sẽ xuất hiện nhiều loại tảo như tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp sinh ra độc tố. Khi tôm ăn phải tảo độc, các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và có thể ảnh hưởng đến khối gan tụy.
Giải pháp khắc phục
Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao… Chỉ cấp nước đã được xử lý qua ao lắng, duy trì mực 1,2 – 1,5 m. Khi lựa chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và được kiểm dịch, mật độ thả tôm nên vừa phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú (15 – 20 con/m2), tôm TCTT (60 – 80 con/m2).
Lắp đặt các loại màn, lưới chống nóng phía trên ao để hạn chế tăng nhiệt độ nước ao. Không nên gây sốc cho tôm bằng các biện pháp như chài, mò, thăm vó… Thường xuyên kiểm tra màu sắc, sức ăn của tôm để cho ăn đủ, tránh dư thừa. Định kỳ xiphông đáy ao để loại bỏ mùn bã hữu cơ lắng đọng, dùng chế phẩm vi sinh để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước. Bên cạnh đó, cần tăng cường sức khỏe của tôm bằng các loại thức ăn có bổ sung Vitamin C, khoáng chất, thuốc bổ gan (theo chỉ dẫn trên bao bì). Khi tôm đạt trên một tháng tuổi nên giảm cho ăn vào ban đêm và tăng cường chạy quạt khí. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp ở nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý.
Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm đặc) có thể dùng một số sản phẩm cắt tảo mà vẫn đảm bảo an toàn cho tôm. Lưu ý, trong thời gian diệt tảo nên giảm 30 – 50% lượng thức ăn của tôm, đồng thời tăng cường quạt khí để hóa chất bay hơi, sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi khuẩn trong ao. Đối với những ao nuôi có nguồn nước sạch, độ mặn ổn định (12 – 15‰) thì có thể thay nước ao 20 – 30% để giảm mật độ tảo và ngăn sự phát triển của chúng trong ao. Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép (7,5 – 8,2) bằng vôi (CaO) và mật rỉ đường.
TH
- bệnh thường gặp li>
- nuôi tôm mùa nắng nóng li> ul>
- Kiên Giang: Thị trường tôm giống sôi động
- Giá nguyên liệu tôm tại một số tỉnh
- Hoa Kỳ: Đề xuất Đạo luật Nhập khẩu Tôm An toàn (S.667)
- Phát hiện cơ sở nghi sản xuất, pha trộn thuốc, thức ăn thủy sản giả
- Ấn Độ: Giá tôm giảm trong bối cảnh cung ứng phục hồi
- Cà Mau hướng tới ‘thủ phủ’ năng lượng xanh: Chìa khoá đến Net zero
- Chi phí thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng do đòn trả đũa thuế quan với Mỹ
- Xuất khẩu tôm sang Anh thuận lợi nhờ FTA
- Đà Nẵng: Vào vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2025
- Trà Vinh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng, liên kết ở vùng nuôi tôm nước lợ
Tin mới nhất
T2,17/03/2025
- Kiên Giang: Thị trường tôm giống sôi động
- Giá nguyên liệu tôm tại một số tỉnh
- Hoa Kỳ: Đề xuất Đạo luật Nhập khẩu Tôm An toàn (S.667)
- Phát hiện cơ sở nghi sản xuất, pha trộn thuốc, thức ăn thủy sản giả
- Ấn Độ: Giá tôm giảm trong bối cảnh cung ứng phục hồi
- Cà Mau hướng tới ‘thủ phủ’ năng lượng xanh: Chìa khoá đến Net zero
- Chi phí thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng do đòn trả đũa thuế quan với Mỹ
- Xuất khẩu tôm sang Anh thuận lợi nhờ FTA
- Đà Nẵng: Vào vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2025
- Trà Vinh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng, liên kết ở vùng nuôi tôm nước lợ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống