Hiện nay giá cá ngừ ở thị trường trong nước tiếp tục giảm do xuất khẩu giảm mạnh.
Cá ngừ ở thị trường trong nước vẫn tiếp tục giảm. Giá cá ngừ các loại tại Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang giảm 5.000 – 15.000 đồng/kg tùy loại so với tháng trước – Ảnh: T. THỊNH
Thông tin này được Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2020 diễn ra ngày 14-7.
Theo Tổng cục Thủy sản, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất và phát triển thủy sản, đặc biệt hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Thị trường xuất khẩu đóng băng khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính 3,56 tỉ USD, chỉ đạt 35,6% kế hoạch cả năm.
Hoạt động khai thác hải sản vẫn tăng trưởng, do giá nhiên liệu giảm so với cuối năm 2019, nên dù giá cá giảm nhưng đạt được hiệu quả khai thác, ngư dân vẫn tích cực bám biển sản xuất ở tất cả các vùng biển.
Sản lượng hải sản khai thác ước đạt 1,88 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2019, trong đó, khai thác biển đạt 1,8 triệu tấn, khai thác nội địa đạt gần 79.000 tấn.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, ở các địa phương gần như không có tình trạng tàu cá nằm bờ, dù giá cá có giảm.
Theo Tổng cục Thủy sản, sản phẩm cá ngừ ở thị trường trong nước tháng 6 vẫn tiếp tục giảm. Giá cá ngừ các loại tại Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang giảm 5.000 – 15.000 đồng/kg tùy loại so với tháng trước.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc xuất khẩu thủy hải sản bị ảnh hưởng. Để giải quyết vấn đề hải sản khai thác giảm giá do tiêu thụ chậm, chưa xuất khẩu được, Tổng cục đã khuyến cáo các cơ sở chế biến tập trung đẩy mạnh chế biến hải sản thành các sản phẩm đóng hộp, làm nước mắm, sản phẩm khô, chả cá…
Tổng cục Thủy sản cũng khuyến cáo ngư dân giảm thời gian các chuyến đi biển, liên kết với các tàu dịch vụ hoặc tăng cường áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác, kịp thời vận chuyển hải sản về bờ, đảm bảo chất lượng, cung cấp các sản phẩm hải sản tươi tiêu thụ tại thị trường nội địa.
“Đối với các địa phương có tàu cá hiệu quả sản xuất thấp, Tổng cục Thủy sản đề nghị các địa phương hướng dẫn ngư dân trong thời gian này có thể tạm thời không đi khai thác. Sau khi dịch COVID-19 chấm dứt, hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu phục hồi các tàu tiếp tục đi khai thác sẽ có hiệu quả sản xuất cao hơn. Các tàu cá tạm dừng khai thác đăng ký với chính quyền địa phương để hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước” – ông Luân nói.
Nguồn tin: Tuổi Trẻ
- giá cá ngừ li> ul>
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
Tin mới nhất
CN,06/07/2025
- GrowMax được vinh danh “Sản phẩm – Dịch vụ chất lượng tốt nhất Việt Nam 2025”
- Thanh Hóa: Hệ lụy từ tình trạng nuôi tôm tự phát
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân