Trước diễn biến bất thường và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất muối, nhiều hộ diêm dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 4 – 5 lần so với làm muối.
Mô hình chuyển đổi đất làm muối sang nuôi tôm công nghiệp của người dân xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại.
Hiệu quả gấp 4 – 5 lần
Sau 2 vụ nuôi tôm biển thành công, do chuyển đổi từ 1,4ha đất làm muối sang nuôi tôm, đến nay, anh Huỳnh Văn Trổ, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) phấn khởi vì quyết định đưa ra đúng đắn. Anh Trổ cho biết: Để làm ra được hạt muối, diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, mỗi năm sản xuất được 1 vụ và kéo dài khoảng 6 tháng nên thời gian thiếu việc làm của diêm dân rất lớn. Đồng thời, có năm lượng muối tồn đọng nhiều, khiến cho cuộc sống của diêm dân thêm chật vật. Bình quân mỗi năm kết thúc vụ, nếu muối bán ra có giá cao thì diêm dân còn lãi 25 triệu đồng/ha.
Thấy mọi người xung quanh chuyển đổi làm muối sang nuôi tôm có hiệu quả, anh Trổ mạnh dạn đầu tư vốn tiến hành đào 8.000m2 đất làm 2 ao để nuôi tôm công nghệ cao, khép kín với quy trình nuôi 2 giai đoạn, đầu tư hệ thống oxy đáy, trải bạt ao nuôi và bờ bao. Sau 9 tháng chuyển đổi, anh Trổ đã thả nuôi được 3 vụ. Trong 2 vụ đầu, thời gian thả nuôi từ 90 – 95 ngày, anh thu về tổng sản lượng trên 6 tấn tôm thương phẩm, trừ chi phí, anh còn lãi hơn 200 triệu đồng. Anh Trổ đang tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3.
Anh Trổ cho hay, hiệu quả của nuôi tôm so với làm muối cao hơn từ 4 – 5 lần. Theo anh Trổ, việc đầu tư vốn ban đầu rất lớn nên người dân khó có thể chuyển đổi nhanh được. Nếu có sự hỗ trợ vốn thì người dân nghèo đang canh tác muối có thể chuyển đổi sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn.
Đảm bảo đời sống cho người dân
Theo UBND xã Thạnh Phước, địa phương có diện tích sản xuất muối nhiều nhất huyện Bình Đại với 316ha, có hơn 350 hộ diêm dân sản xuất tập trung tại ấp Phước Bình, Phước Lợi và Phước Thạnh. Tại xã Thạnh Phước, đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu ổn định ngành muối của huyện giai đoạn 2014 – 2020, giảm diện tích muối sản xuất kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Hiện trên địa bàn xã đã quy hoạch và chuyển đổi được 120ha, đạt gần 38% tổng diện tích sản xuất muối toàn xã sang nuôi tôm biển, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng khép kín với quy trình 2 giai đoạn.
Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phước Phạm Thanh Sang cho biết: Chuyển đổi đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm biển được xem là hướng đi đúng giúp người dân khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước đưa kinh tế biển trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Tuy nhiên, do đa số các hộ dân làm muối có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm chưa được nhiều do thiếu nguồn vốn. Hiện UBND xã kêu gọi người dân chuyển đổi từng phần để nguồn vốn được đảm bảo.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Võ Tiến Sĩ, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.400ha sản xuất muối (chủ yếu ở huyện Bình Đại, Ba Tri), giảm hơn 220ha so với năm 2016. Đa số diêm dân sản xuất muối là hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hiện nay, tỉnh khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất muối sang sản xuất khác phù hợp hơn để cuộc sống người dân phát triển hơn.
Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ từng bước chuyển đổi diện tích muối sản xuất kém hiệu quả, chủ yếu chuyển đổi toàn huyện Bình Đại, khoảng 540ha, sang sản xuất khác theo hướng hiệu quả hơn như chuyển sang nuôi tôm biển. Giảm diện tích theo hướng sản xuất muối toàn tỉnh xuống còn khoảng 600ha, tập trung đầu tư sản xuất muối sạch (muối trải bạt), xây dựng chuỗi giá trị cho diêm dân an tâm sản xuất.
Nguồn tin: Báo Đồng Khởi
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
Tin mới nhất
T2,11/11/2024
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt