So với cùng kỳ, xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay tăng khá và thị trường tiêu thụ ổn định đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất – kinh doanh. Doanh nghiệp xuất khẩu phấn khởi, an tâm đẩy mạnh sản xuất và hy vọng được tiếp sức từ các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ.
Kim ngạch xuất khẩu tăng
Trong tháng 2/2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 57 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đạt hơn 115 triệu USD, bằng 12,5% kế hoạch, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đông đạt trên 113 triệu USD, bằng 12,7% kế hoạch, tăng 6,3% so với cùng kỳ.
Sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 trong năm qua, sự tăng trưởng trong những tháng đầu năm nay được xem là tín hiệu vui cho ngành Xuất khẩu thủy sản sau một thời gian dài, nhiều nhà máy phải đóng cửa tạm ngưng sản xuất vì ảnh hưởng dịch bệnh. Thêm vào đó, việc mở cửa lại nền kinh tế theo hướng thích ứng linh hoạt và an toàn đã thúc đẩy hàng hóa phát triển, nhất là nguồn tôm nguyên liệu được cung cấp vào các nhà máy với số lượng lớn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động về nguồn hàng phục vụ chế biến và mạnh dạn ký kết nhiều đơn hàng mới cho năm 2022. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì tốt các thị trường xuất khẩu truyền thống để tăng kim ngạch xuất khẩu với các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… các doanh nghiệp cũng hy vọng sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ mới từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 10% so với năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,3 tỷ USD. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng thời cơ, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch và điều chỉnh sản xuất linh hoạt theo hướng thích ứng cao, nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh COVID-19, hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất và đảm bảo cho sản xuất được duy trì.
Chế biến tôm xuất khẩu tại một công ty trên địa bàn TX.Giá Rai. Ảnh: T.A
Cần giúp doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ
Theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, việc Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ tín dụng và thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế một cách kịp thời đã khiến doanh nghiệp rất phấn khởi. Cụ thể như hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm (2022 – 2023) thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Trong đó, có phát triển thủy sản và cho vay xây dựng nhà ở cho công nhân. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19… cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác.
Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm chính là chính sách đã có nhưng việc tiếp cận các chính sách này có được thuận lợi và dễ dàng?! Bởi trong những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển sản xuất – kinh doanh nhưng lại bị vướng khá nhiều các thủ tục hành chính nên doanh nghiệp không muốn tiếp cận các chính sách hỗ trợ ấy mà thực hiện theo các giao dịch thông thường. Như trong giao dịch với các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp chấp nhận vay với lãi suất thông thường cao hơn quy định thay vì được vay theo các gói hỗ trợ lãi suất nhưng quy định về thủ tục quá nhiêu khê.
Ngoài băn khoăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay đã bắt đầu gặp khó khi giá nguyên vật liệu đầu vào có chiều hướng tăng theo giá xăng, dầu tăng ở mức cao. Rồi chi phí sản xuất cũng tăng cao và doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận… Tất cả những khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu mong được tiếp sức từ các ngành, các tổ chức tín dụng có ngay các giải pháp hỗ trợ và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 năm 2021.
TÚ ANH
Nguồn tin: Báo Bạc Liêu
- chế biến thủy sản li>
- gói hỗ trợ phục hồi kinh tế li>
- xuất khẩu thủy sản li> ul>
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Tin mới nhất
T4,02/07/2025
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân