Quy trình sản xuất tôm giống

1. VẤN ĐỀ XỬ LÝ NƯỚC:

Đây là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình nuôi. Có nhiều cách xử lý:

– Xử lý bằng Chlorine ( loại có hoạt độ 90% của Nhật Bản), liều dùng: 15-20g/m3.

– Xử lý bằng Ozone.

Tiến hành sục khí để loại bỏ Chlorine còn tồn dư, tăng cường lượng Oxy hòa tan trong nước. Sau 48 giờ lọc qua lưới siêu lọc hoặc bông lọc để lấy nước vào bể ương ấu trùng.

Quy trình sản xuất tôm giống

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THẢ NUÔI ẤU TRÙNG:

2.1.Chuẩn bị nước thả Nauplius: Nước sau khi xử lý được cấp vào bể trước khi thả Nauplius 24giờ.

– Dùng EDTA 5-10g/m3 xử lý kim loại nặng.

– Sử dụng BOXER 1-2g/m3 phòng hiện tượng tôm chết do nhiễm nấm, nguyên sinh động vật, vi khuẩn.

– Sau 24 giờ sử dụng IMPOTIC hoặc RS5 1g/m3 để bổ sung vi sinh vật có lợi cho môi trường nước.

2.2. Mật độ thả ấu trùng: 100 -120 ấu trùng/lít.

2.3. Thuần hóa và thả ấu trùng: Ấu trùng Nauplius thả vào bể có thể từ 2 nguồn: từ bể đẻ trong cùng một nguồn nước hoặc từ trại sản xuất khác.

Yêu cầu đối với các yếu tố môi trường : Nhiệt độ, độ mặn, pH…trong bể đẻ và bể ương phải tương đương nhau.

-Trước khi thả Nauplius 30 phút, sử dụng POWER ONE 1g/m3 để tăng cường Vitamin, chống sốc cho ấu trùng.

-Tắm ấu trùng bằng BOXER 4g/m3, quá trình tắm được tiến hành nhanh nhằm tránh xây xát cho ấu trùng.

2.4. Chăm sóc ấu trùng:

* Giai đoạn Nauplius:

Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng nên chưa cần cho ăn. Chăm sóc bằng sục khí nhẹ, đảm bảo nước lưu chuyển đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể, quan sát thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea thì bắt đầu cho ăn.

* Giai đoạn Zoea ( Zoea1 – Zoea3):

Sử dụng Z–MAX 1g/m3 đón Zoea1, phòng bệnh đường ruột.

Loại thức ăn Cỡ hạt Tỷ lệ cho ăn
TẢO KHÔ 30%
Z-LIFE Số 0 40%
M-LIFE  Số 0 30%

Cần sử dụng chế phẩm dinh dưỡng FOSEA XANH 5ml/m3 , 1ngày/lần giúp ấu trùng chuyển giai đoạn đồng loạt.

– Thời gian cho ăn cách nhau 2-3 giờ. Với mật độ 10 vạn ấu trùng /m3, cho ăn 4-6 lần/ngày.

– Lượng cho ăn có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường và thể trạng ấu trùng.

– Định kỳ sử dụng EVITA 500 1g/m3 , ngày 1 lần trước khi cho ăn 30 phút để kích thích ấu trùng ăn mạnh hơn.

– Sử dụng thêm vi sinh IMPOTIC 1g/m3 để tăng cường tiêu hóa và phòng ngừa ô nhiễm đáy. Riêng từ giai đoạn

Zoea3 trở đi có thể tăng lượng dùng FOSEA XANH lên 2 lần /ngày để giúp ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis nhanh, đồng loạt, màu sắc bóng, đẹp. Luôn theo dõi để điều chỉnh lượng cho ăn cho phù hợp. Giai đoạn này phân ấu trùng lắng đáy nên không cần thay nước mà tiến hành si phon nếu thấy đáy bể ô nhiễm và cấp thêm nước.

Trường hợp nếu đáy bể quá ô nhiễm có thể thay 20% nước. Sau khi cấp nước mới bổ sung POWER ONE 1g/m3 tăng sức đề kháng cho ấu trùng, đồng thời sử dụng RS5 1g/m3 chống nhầy nước, làm sạch đáy bể.

* Giai đoạn MYSIS ( M1-M3):

– Định kỳ sử dụng Z – MAX 1g/m3 phòng bệnh đường ruột và các vitamin tổng hợp: POWER ONE, EVITA 500 để tăng cường sức khỏe ấu trùng.

Thức ăn giai đoạn này sử dụng như sau:

Loại thức ăn  Cỡ hạt Tỷ lệ cho ăn
Z-LIFE  Số 0  25%
M-LIFE  Số 0  35%
M-LIFE Mysis  40%

Thời gian cho ăn cách nhau 3 giờ /lần. Lượng cho ăn và tỷ lệ cho ăn có thể điều chỉnh thay đổi tùy theo nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của ấu trùng. Giai đoạn MYSIS 3 cho ăn thêm Artemia bung dù.

– Ngoài ra để đảm bảo ấu trùng có đầy đủ đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình lột xác, cần kết hợp sử dụng chế phẩm dinh dưỡng:

FOSEA XANH 5ml/m3, 1 ngày/lần.

FOSEA ĐỎ 5ml/m3, 1 ngày/lần.

Giai đoạn này sử dụng thêm YUCCA PLUS 1g/m3 để khống chế khí độc và làm sạch đáy bể.

* Giai đoạn POSTLARVAE:

– Từ P1 – P5:

Sử dụng thức ăn theo tỷ lệ sau:

Thức ăn giai đoạn này được sử dụng như sau:

  Loại thức ăn Cỡ hạt  Tỷ lệ
M-LIFE   Số 1 20%
M-LIFE PL  40%
JAPONIS     Số 1 40%

– Từ P5 – P10: thay JAPONIS Số 1 bằng Số 2.

Với mật độ 10 vạn ấu trùng/m3, cho ăn với liều lượng 3-5g/lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Kết hợp dùng thêm

Artemia với mật độ tương đương 22 vạn Naupli/g trứng bào xác.

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI:

– Sử dụng định kỳ khoáng MINEX 2ml/m3, 3 ngày/lần giúp ấu trùng lột xác đồng loạt và tạo vỏ mới nhanh ( Đặc biệt nên sử dụng khi trời mưa nhiều, nguồn nước cấp có độ mặn thấp hoặc khi xử lý nước với nồng độ Cholrine quá cao làm thất thoát lượng vi khoáng hòa
tan trong nước)

– EVITA 500: 1g/m3, sử dụng định kỳ mỗi ngày 1 lần có tác dụng bổ sung Vitamine, tăng cường sức đề kháng cho ấu trùng.

– Khi nước nuôi bị nhầy, cần loại bỏ nguyên nhân phát sinh nhầy: Do quá trình ấp trứng sục khí quá mạnh làm trứng vỡ, cho ăn thức ăn bị dư thừa …gây ra nhầy nhớt. Cần chủ động phòng ngừa đồng thời sử dụng định kỳ RS5 hoặc YUCCA PLUS 1g/m3, 3 ngày/lần

– Sau mỗi lần thay, thêm nước hoặc vận chuyển ấu trùng đi xa, dùng POWER ONE 1-2g/m3 để chống sốc và tăng cường sức khỏe cho ấu trùng.

– Để phòng nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật và phòng ngừa hiện tượng ấu trùng chết
giai đoạn Zoea1, Zoea2, sử dụng BOXER 2g/m3.

– Sử dụng RF1 3g/m3 khi trong bể phát sinh nấm bệnh, dùng liên tục 3 ngày, kết hợp thay 30% nước. Sau 24 giờ bổ sung vi sinh vật có lợi IMPOTIC, YUCCA PLUS 1g/m3 để cân bằng vi sinh, hạn chế bệnh tái phát.

– Trong quá trình nuôi, định kỳ sử dụng IMPOTIC để bổ sung vi sinh có lợi, giúp khống chế sự bùng phát vi khuẩn phát sáng Vibrio trong bể nuôi.

– Vấn đề thức ăn: Cần lựa chọn loại thức ăn có chất lượng tốt: đầy đủ dinh dưỡng, mùi thơm hấp dẫn của nguyên liệu tươi phối chế, độ trôi nổi cao, thức ăn không gây đỏ nước, đục nước.

Nguồn: kasanaquaculture