Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh trên tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009. Sau đó, bệnh lây lan nhanh chóng ra các nước lân cận và hiện đã có mặt tại hầu hết các vùng sản xuất tôm chính trên thế giới, bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm toàn cầu.
Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoại tử gan tụy, tỷ lệ gây chết lên đến 100 % và có thể nhanh chóng lây lan sang các khu vực nuôi lân cận. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do chủng Vibrio parahaemolyticus mang plasmid pVA1 chứa trình tự gen độc tố toxA và toxB.
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra plasmid pVA1 có thể chuyển ngang trong chi Vibrio, và đã phát hiện có trong các chủng V. harveyi, V. owensii, V. campbelli. Bên cạnh đó, nhiều dạng đột biến trên plasmid gây độc đã được phát hiện nhưng chỉ có dạng đột biến được phát hiện năm 2017 tại Việt Nam cho thấy khả năng gây bệnh (mutant-AHPND). Plasmid đột biến có gen nhảy chèn vào trình tự toxA, và toxB được giữ nguyên. Loại đột biến này không gây biểu hiện hoại tử gan tụy cấp và tỷ lệ gây chết là 50 %. Điều này có thể gây thêm khó khăn cho công tác phát hiện bệnh do không có biểu hiện lâm sàng cụ thể. Trong thời gian tới, loại đột biến này có thể lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại lớn cho ngành tôm trong nước và trên thế giới.
Hiện nay, chưa có phương pháp triệt để điều trị hay phòng bệnh AHPND/mutant-AHPND trên tôm nên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp người nông dân có thể can thiệp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Một số phương pháp phát hiện bệnh như quan sát hình thái, thử nghiệm sinh học, mô học và khuếch đại trình tự (PCR). Trong đó, phương pháp PCR được sử dụng phổ biến nhất vì các ưu điểm như dễ thực hiện, nhanh chóng, chính xác và phát hiện được ở giai đoạn sớm. Có nhiều phương pháp PCR khác nhau được phát triển như PCR đơn mồi/đa mồi, PCR một bước/hai bước, PCR định lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp PCR phát hiện được đồng thời bệnh AHPND và mutant-AHPND do plasmid pVA1 dạng thường và dạng đột biến gây ra.
Trong công trình đã được công bố của nhóm nghiên cứu, một phản ứng PCR đã được thiết lập với cặp mồi GMIF1-2 có thể phát hiện đồng thời các chủng gây bệnh AHPND/mutant-AHPND bằng cách khuếch đại toàn bộ gen toxA và một phần gen toxB. Các thông số của thành phần phản ứng và chu trình nhiệt được khảo sát để chọn ra giá trị tối ưu bằng cách phân tích kết quả với ImageJ và thống kê one-way ANOVA của Graphpad Prism 8.0. Phản ứng này cũng được đánh giá về giới hạn phát hiện và khả năng chẩn đoán bệnh trên các mẫu tôm nghi ngờ AHPND ở Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy phản ứng có giới hạn phát hiện thấp hơn phương pháp AP3 là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán AHPND.
Dựa trên các kết quả này, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành thiết lập một quy trình PCR với đầy đủ các bộ thông số từ tiền tăng sinh, chuẩn bị khuôn và thực hiện phản ứng để phát triển thành bộ kit tiêu chuẩn phục vụ công tác chẩn đoán bệnh lâu dài cho các vùng nuôi tôm hiện nay.
Nguồn: Khoa Sinh học – Công nghệ sinh học
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Giá tôm biến động mạnh, chênh lệch tới 10.000 đồng/kg trong một ngày
- Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu các ngành hàng nông sản để thích ứng với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: Bộ Công Thương nói gì?
- Cà Mau: Nông dân kiếm bộn từ nuôi tôm sinh thái, trồng lúa hữu cơ
- Thủy sản Anh tiến vào thị trường Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới
- Nuôi tôm càng xanh toàn đực ‘dễ nuôi, lãi lớn’
- Giá trị gia tăng thủy sản Quý I/2025
- Kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống Ngành thủy sản: Hành trình phát triển và định hướng tương lai
Tin mới nhất
T7,05/04/2025
- Giá tôm biến động mạnh, chênh lệch tới 10.000 đồng/kg trong một ngày
- Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu các ngành hàng nông sản để thích ứng với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: Bộ Công Thương nói gì?
- Cà Mau: Nông dân kiếm bộn từ nuôi tôm sinh thái, trồng lúa hữu cơ
- Thủy sản Anh tiến vào thị trường Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới
- Nuôi tôm càng xanh toàn đực ‘dễ nuôi, lãi lớn’
- Giá trị gia tăng thủy sản Quý I/2025
- Kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống Ngành thủy sản: Hành trình phát triển và định hướng tương lai
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống