Nghề nuôi tôm hiện nay đang đối mặt với rất nhiều nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,… Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Thiệt hại về kinh tế rất lớn ảnh hưởng đến việc tiếp tục vào vụ nuôi tôm mới của bà con nuôi trồng. Vì vật, khi chuẩn bị bước vào vụ nuôi, bà con nên chuẩn bị và tìm hiểu kỹ các dấu hiệu nhận biết của một số bệnh thường gặp trên tôm để phòng tránh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Trước tiên, bà con nên chuẩn bị và thực hiện tốt các yếu tố phòng bệnh tổng hợp như sau:
– Xử lý nguồn nước cấp đảm bảo yêu cầu, tốt nhất nên có hệ thống xử lý nguồn nước cấp riêng biệt và có ao sẵn sàng để cấp nước cho ao nuôi.
– Lựa chọn nguồn giống sạch, không bị nhiễm bệnh. Tuân thủ theo đúng quy trình, kỹ thuật nuôi tôm. Cần vệ sinh ao nuôi định kỳ, chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao nuôi. Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con tôm.
– Qua từng giai đoạn nuôi, bà con nên cung cấp lượng thức ăn phù hợp. Đồng thời tăng cường đề kháng cho tôm bằng cách: Cung cấp các loại khoáng chất và vitamin, các loại men tiêu hóa cần thiết,… trộn vào thức ăn theo tỷ lệ nhất định.
– Chủ động theo dõi tình hình biến đổi khí hậu, nguồn nước, kiểm tra độ pH phù hợp để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm
1. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Do loại virus có tên gọi là Infectious Hypodermal and hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra
Biểu hiện của bệnh: Tôm mắc bệnh sẽ bị giảm tăng trưởng từ 10 – 30%. Một số bộ phận như ngực bị biến dạng, râu tôm quăn, vỏ bị thô ráp và con tôm trông còi cọc.
Cách phòng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô: Bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất mà người dân cần làm, đó chính là giảm tác hại ở 3 việc là: Thứ nhất là kiểm soát con giống, thứ 2 là nâng cao dinh dưỡng cho tôm nhằm tăng đề kháng và cuối cùng là kiểm tra chặt chẽ môi trường nước trong ao.
2. Bệnh đốm trắng (WSSV)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Virus gây ra bệnh đốm trắng trên tôm thẻ có tên là White spot Syndrome (WSSV), ký sinh trong thân tôm. Virus tấn công nhiều mô tế bào, xuất hiện nhiều nhất ở tế bào mô da. Một khi WSSV xâm nhập sẽ gây chết hàng loạt cá thể tôm, từ ấu trùng cho đến tôm giống rồi tôm trưởng thành.
Biểu hiện của bệnh: Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Một khi chất thải tôm nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm hay do biến đổi thời tiết, con tôm bị yếu đi. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Bệnh phát triển nhất lúc giao mùa. Tôm bơi yếu, trôi dạt và kém ăn. Khi quan sát sẽ thấy những đốm trắng tròn, xuất hiện ở dưới lớp vỏ kitin. Xuất hiện toàn thân hoặc ở giáp đầu ngực, thân tôm xuất hiện màu tím. Tôm có thể chết 100% chỉ từ 3 – 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.
Cách phòng bệnh đốm trắng: Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào. Vì vậy, người dân phải nâng cao cảnh giác hơn trong việc phòng tránh bệnh. Nên vớt hết tôm chết ra khỏi ao. Sử dụng Chlorine với liều lượng 30kg/1000m3 hoặc có thể sử dụng formol 200 lít/1000m3 hòa với nước để tạt đều quanh ao. Tiếp tục ngâm ao 7 ngày rồi mới xả ra môi trường. Khi phát hiện bệnh, bà con nên thu hoạch tôm ngay nhằm mục đích giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.
3. Bệnh đỏ đuôi tôm hay còn gọi là hội chứng Taura
Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh do virus gây ra. Ban đầu, virus này được phân loại thuộc họ Picornaviridae, nhưng đến năm 2005 đã được tái phân loại và thuộc họ Dicistrovirdae.
Biểu hiện của bệnh: Bệnh đuôi đỏ xuất hiện khi tôm vào giai đoạn 2 tuần tuổi cho đến khi tôm trưởng thành. Ở giai đoạn cấp tính, chúng khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, hệ tiêu hóa của tôm bị phá hủy. Tốc độ lây lan khá nhanh. Một khi tôm mắc bệnh, phần đuôi tôm sẽ phồng lên và chuyển thành màu đỏ. Các vết đỏ sau đó chuyển thành các đốm đen trên biểu bì. Một khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, các đốm nhiễm Melanin sẽ xuất hiện nhiều thêm.
Tôm biếng ăn, bị lờ đờ trên mặt nước, rúc vào ao hoặc đầm nuôi tôm. Con tôm sẽ chết lúc lột xác. Gan tụy xuất hiện màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng. Bệnh này rất nguy hiểm đối với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, tỷ lệ chết của tôm lên đến 95%.
Cách phòng bệnh đỏ đuôi tôm: Bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và cách xử lý môi trường của nước trong ao nuôi. Phải đảm bảo được nguồn nước nuôi đã được xử lý, lắng lọc để không chứa mầm bệnh gây hại.
Hiện nay, chưa có bất kỳ một quy trình hay cách điều trị gì cho bệnh. Bệnh sẽ xuất hiện trên tôm cho đến khi tôm chết. Việc bà con cần làm, đó chính là kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại nhất. Giải pháp cơ bản được đặt ra, đó chính là không cho con tôm lột xác trong quá trình bị bệnh. Bằng cách giảm thức ăn, duy trì độ pH trên 8.0, trục khí liên tục và duy trì môi trường nước ở mức tốt nhất có thể.
4. Bệnh đầu vàng (YHV)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh đầu vàng do phức hợp Virus gây bệnh đầu vàng gây ra. Hai loại Virus có tên tiếng anh là Yellow Head Virus (YHV) và Virus gây ra các hội chứng liên quan (Gill – Associated Virus – GAV). Hiện nay, theo ghi nhận, YHV tồn tại 6 kiểu gen khác nhau.
Biểu hiện của bệnh: Một khi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh, sẽ có các biểu hiện như vàng hoặc nâu ở mang. Màu vàng xuất hiện nhiều nhất ở phần đầu ngực, toàn thân sẽ có màu nhợt nhạt. Do tuyến tiêu hóa bị sưng nên phần đầu sẽ bị vàng.
Cách phòng bệnh đầu vàng: Nên chọn lọc và kiểm tra giống trước khi thả nuôi. Bên cạnh đó, bà con cần chú ý đến chất lượng nước và môi trường xung quanh.
5. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Là do vi khuẩn có tên là Vibrio Parahaemolyticus có độc lực cao.
Biểu hiện của bệnh: Khi tôm mắc bệnh, gan tụy bị teo đi và có màu nhợt nhạt. Ruột tôm bị rỗng hoặc đứt đoạn. Thường xảy ra ở tháng thứ 2 của vụ nuôi.
Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Kiểm soát yếu tố con giống để loại bỏ yếu tố nguy cơ ban đầu. Cần tuân thủ lịch mùa vụ thả nuôi và chọn con giống thả nuôi đảm bảo chất lượng. Thực hiện quy trình cải tạo ao (bón vôi, bừa kỹ, ngâm để phân hủy Cypermrthrin, Deltamethrin trong bùn đáy); quy trình nuôi (chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn) theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản. Không sử dụng các chất diệt tạp, hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường ao nuôi. Tiến hành kiểm tra mật độ của vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước ao nuôi để xác định và xử lý.
6. Bệnh đường ruột
Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh đường ruột không chỉ xuất hiện trên tôm sú mà còn có cả trên tôm thẻ. Bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:
– Lượng thức ăn không được đảm bảo về mặt chất lượng, chứa nhiều tạp chất tạo mầm móng cho bệnh phát triển,…
– Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát triển mạnh.
– Tảo độc phát triển nhiều trong ao nuôi.
Biểu hiện của bệnh:
– Tôm bỏ ăn hoặc ít ăn hẳn đi, bơi lờ đờ, khiến tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu.
– Do đường ruột loãng, khiến con tôm không hấp thụ được thức ăn. Do đó, đường ruột bị hoại tử.
– Đường ruột của tôm bị đứt khúc thành từng đoạn hoặc không thấy được thức ăn có ở ruột tôm, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt.
Cách phòng bệnh đường ruột: Hiện nay, chưa tìm ra được giải pháp phòng bệnh. Do đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp từ việc xử lý tốt môi trường nước, nâng cao chất lượng nguồn thức ăn cho tôm, xử lý tảo độc trong ao,..
7. Bệnh phân trắng ở tôm (WFD/WFS)
Nguyên nhân gây ra bệnh: Trong 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất, không thể bỏ qua bệnh phân trắng. Hiện nay, người ta chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, chúng có thể do nhóm vi khuẩn có tên là Vibrio, trùng 2 tế bào hoặc nhòm ký sinh trùng Vermiform gây ra.
Biểu hiện của bệnh: Dấu hiệu nhận biết bệnh phân trắng rất dễ, đó chính là sợi phân tôm sẽ có màu vàng nhạt. Phần gan và tụy teo lại hoặc mềm nhũn, vỏ mỏng, mềm và lỏng lẻo. Tôm ngày càng suy yếu, bơi lờ đờ và chết đi.
Cách phòng bệnh phân trắng: Bà con nên giảm mật độ nuôi tôm trong vụ nắng nóng. Nhằm mục đích giảm lượng vi sinh vật hữu cơ ở nền đáy của ao nuôi. Từ đó, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Chuẩn bị ao nuôi sạch sẽ ngay từ đầu, không sử dụng thức ăn bị mốc, hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Trong quá trình nuôi quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp hạn chế bệnh phân trắng, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, mưa kéo dài. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus Subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio. Trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa và trị bệnh phân trắng cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinh nên khi sử dụng cần theo đúng liều lượng đã quy định. Tránh dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không đủ, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.
8. Bệnh đốm đen (NHPB)
Nguyên nhân gây bệnh: Là do vi khuẩn NHPB (Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium). Bệnh còn có tên khác là bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, vi khuẩn khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS/AHPNS.
Biểu hiện của bệnh: Tôm khi bị bệnh sẽ rất dễ phát hiện bởi các đốm đen nhỏ hoặc mảng lớn. Có màu tối hoặc đen, đuôi bị mỏng đi. Một số tổn thương phụ có thể xuất hiện như: Mòn đuôi, cụt râu, vảy râu.
Cách phòng bệnh đốm đen: Cũng thực hiện tương tự như các biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần phải diệt khuẩn kỵ khi cải tạo ao, đánh giá mật vi khuẩn bằng biện pháp dùng đĩa thạch TCBS agar (MP – BIOTEST). Kiểm tra chất lượng giống tôm giống bằng kỹ thuật PCR.
Trên đây là một số loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm ảnh hưởng lớn đến vụ nuôi của bà con. Ngoài ra, còn một số bệnh do các yếu tố môi trường như bệnh đóng rong, đen mang, mềm vỏ, cong thân,… bà con nên tuân thủ tốt các biện pháp tổng hợp và trong suốt quá trình nuôi cần làm vệ sinh ao định kỳ, đặc biệt là xiphong sạch, bổ sung men vi sinh đường ruột, vitamin C trong suốt quá trình nuôi. Chúc bà con vụ nuôi thành công.
Lê Văn Lưu, Trương Thị Quyết – TTKN
Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
- bệnh tôm li>
- phòng trị bệnh li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt