Chất chiết xuất thảo dược được ghi nhận như liệu pháp thay thế một số loại thuốc và hóa chất trong ngành nuôi trồng thủy sản. Thảo dược có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, phổ kháng khuẩn rộng đối với nhiều tác nhân gây bệnh, có tác dụng hiệp đồng mà không gây ra hiện tượng kháng khuẩn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược thực hiện 3 Đề án trọng điểm: 1) Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024 – 2030 do Bộ Y tế xây dựng và triển khai; 2) Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 – 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai; 3) Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 – 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai.
Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn được tìm thấy phổ biến trong thảo dược như phenol, polyphenols, alkaloids, quinones, terpenoids- steroids, lectine, polypeptides và tinh dầu (Cowan, 1999). Một số hợp chất phenolics, polysaccharides, proteoglycans và flavonoid đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát quá trình lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
Cấu trúc hóa học của một số hợp chất được cô lập từ thực vật có khả năng kháng khuẩn
Cơ chế diệt khuẩn của các nhóm hợp chất chính cô lập từ thực vật:
Các loài thảo dược thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là bộ húng Lamiales đặc biệt ở họ húng Lamiaceae, bộ đậu Fabales với họ đậu Fabaceae, bộ cúc với họ cúc Asteraceae và bộ sơ ri Malpighiales với họ diệp hạ châu Phyllanthaceae và họ đại kích Euphorbiaceae.
Hồng Huyền
Tép Bạc