[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghiên cứu này đã xác định albendazole là một loại thuốc tiềm năng để kiểm soát bệnh Vi bào tử trùng (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng, giúp giảm thiệt hại sản xuất do EHP gây ra.
Cho đến nay, các báo cáo về điều trị bệnh Vi bào tử trùng (EHP) gây ra trên tôm là rất hạn chế. Chỉ có một nghiên cứu khẳng định rằng axit linolenic có thể được sử dụng như một chất điều hòa trao đổi chất để kiểm soát EHP gây ra (Ning & cs., 2021) và chưa có báo cáo nào về việc sử dụng hoặc hiệu quả của các hợp chất kháng vi bào tử trùng trong việc giảm EHP. Các dẫn xuất của benzimidazole như albendazole và fumagillin có khả năng cản trở sự phát triển của ký sinh trùng nội bào (Costa & Weiss, 2000; Schmahl & Benini, 1998).
Albendazole, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng từ một số loại microsporidia. Một số tác giả đã đánh giá hiệu quả của albendazole trong việc kiểm soát thành công nhiễm microsporidian như: Glugea anomala ở cá ba gai (Schmahl & Benini, 1998) và Nosema bomycis trên Spodoptera frugiperda (Sâu keo) (Haque & cs., 1993). Những phát hiện này đã chứng minh rằng các dẫn xuất benzimidazole như albendazole có thể là một loại thuốc tiềm năng để giảm nhiễm trùng microsporidian.
Thiết lập nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (8,31 ± 1,22 g; 10,45 ± 1,51 cm) nghi ngờ nhiễm EHP được lấy từ một trang trại nuôi tôm nước lợ thương mại ở quận Tiruvallur, Tamil Nadu, Ấn Độ.
Tôm bị nhiễm EHP được điều trị với albendazole ở các nồng độ 1, 5, 10, 25, 50 và 75 mg/L và được đánh giá về việc giảm số lượng bản sao DNA của EHP ở 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24 ngày sau khi điều trị bằng xét nghiệm Real-time PCR (RT-qPCR) định lượng tuyệt đối.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy bản sao DNA của EHP giảm đến 98% ở nhóm tôm được xử lý với albendazole 75 mg/L/ngày trong 24 ngày. Sự biểu hiện của các gen enzyme chống oxy hóa cụ thể là Mangan superoxide dismutase (cMnSOD), catalase (CAT) giảm và glutathione peroxidase (GPx); haemolymph aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và phosphatase kiềm (ALP) có sự thay đổi đáng kể.
Sự tăng đáng kể trong các biểu hiện tương đối của gen GPx và giảm thiệt hại oxy hóa do EHP gây ra bởi sự biểu hiện quá mức của các gen cMnSOD và CAT được quan sát thấy ở tôm điều trị albendazole với nồng độ 25, 50 và 75 mg/L sau 24 ngày. Đã quan sát thấy mức giảm đáng kể nồng độ AST và ALT trong máu khi điều trị bằng 25, 50 và 75 mg/L trong 24 ngày và không có thay đổi đáng kể nào trong ALP.
Kết luận
Nghiên cứu nhấn mạnh hoạt động kháng vi bào tử trùng của albendazole đối với tôm nhiễm EHP. Phân tích Real-time PCR cho thấy số lượng EHP giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Điều này được hỗ trợ bởi sự giảm thiệt hại oxy hóa EHP gây ra do biểu hiện tăng đáng kể của các gen cMnSOD, CAT và sự gia tăng của gen GPx. Ngoài ra, việc sử dụng albendazole không ảnh hưởng đến nồng độ aminotransferase và phosphatase trong máu. Nghiên cứu này đã xác định albendazole là một loại thuốc tiềm năng để kiểm soát nhiễm EHP ở tôm thẻ chân trắng.
Hà Anh (Lược dịch)
- Albendazole li>
- điều trị EHP li> ul>
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống