Tảo độc và biện pháp xử lý triệt để

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm, tảo là một yếu tố quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò là một hệ thống lọc sinh học giúp cân bằng các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nếu tảo phát triển quá mức hay thiếu tảo sẽ gây biến động môi trường nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.

Nguyên nhân:

– Tảo phát triển quá mức ở đầu vụ thường là do cải tạo ao không kỹ, đáy ao dơ, tích tụ nhiều chất hữu cơ, nguồn nước cấp bị ô nhiễm hữu cơ.

– Trong quá trình nuôi, có nhiều nguyên nhân làm tảo phát triển quá mức:

  • Ô nhiễm hữu cơ: thức ăn dư thừa do không quản lý tốt khâu cho ăn, chất thải từ tôm.

 

  • Thời tiết thay đổi thất thường: mưa kéo dài làm giảm độ mặn, phân tầng mặt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước tăng sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ, tạo ra nhiều chất dinh dưỡng giúp cho tảo phát triển mạnh mẽ.

 

Tác hại:

Bên cạnh các loài tảo có lợi cho nuôi tôm, sự phát triển quá mức các loài tảo độc như: tảo lam, tảo giáp, tảo đỏ,… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm. Các loài tảo này sẽ tiết ra độc tố làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, gây ảnh hưởng hệ thống gan tụy và hệ tiêu hóa nếu tôm ăn phải, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh khác.

– Tảo lam: tôm có thể mắc bệnh phân trắng do ăn phải tảo lam nhưng không tiêu hóa được, gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước, thải chất nhờn làm tắc nghẽn mang tôm gây cản trở hô hấp. Tảo lam dạng hạt hay sợi đều độc như nhau, nhưng dạng sợi thường độc hơn do vướng vào mang tôm và tôm thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.

– Tảo giáp: nếu tôm ăn phải sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc, là nguyên nhân làm tôm nổi đầu về đêm do thiếu oxy. Ngoài ra, tảo giáp còn là nguyên nhân gây nên hiện tượng phát sáng trong ao.

– Tảo mắt: là sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện quá mức cho thấy ao bị ô nhiễm hữu cơ, nền đáy ao bẩn.

– Tảo đỏ: sản sinh ra độc tố gây tê liệt, ngộ độc và ngộ độc thần kinh, gây hại hoặc làm tắc nghẽn mang tôm, cá. Tảo đỏ còn làm tôm nổi đầu về đêm và sáng sớm do thiếu oxy trong nước, gây ra hiện tượng phát sáng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sống của tôm nuôi.

Cách xử lý:

– Vớt xác tảo và thay nước nhằm giảm mật độ tảo, tuy nhiên, giải pháp này rất tốn công và chi phí.

– Quản lý tốt việc cho ăn nhằm kiểm soát lượng thức ăn dư thừa trong ao.

– Xử lý đáy (hút bùn và xiphon) thường xuyên nhằm hạn chế sự tích tụ chất hữu cơ ở đáy ao.

– Cắt tảo bằng vôi đêm với liều cho phép (sử dụng kèm zeolite, hút bùn và xiphon thường xuyên), BKC, chất diệt tảo có gốc CuSO4.

– Đối với tảo lam, có thể áp dụng biện pháp tăng độ mặn bằng cách cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1.000m3 treo ở đầu cánh quạt

– Thả ghép cá rô phi cùng với tôm trong ao nuôi, do cá rô phi thường sống ở tầng giữa và tầng đáy nên có thể tiêu thụ 30- 60% lượng đạm trong tảo, đặc biệt là tảo lam, tảo lục giúp ổn định chất lượng nước.

Bổ sung chế phẩm sinh học:

  • Chế phẩm Enzyme: Cellulase, Protease, Amylase… giúp cắt tảo nhanh chóng.

 

  • Chế phẩm vi sinh: chủng vi khuẩn có lợi Bacillus spp. có khả năng phân hủy chất hữu cơ dư thừa, tiết enzyme để cắt tảo. Bổ sung chế phẩm vi sinh kết hợp với việc quản lý tốt chất lượng nước và thức ăn có thể ổn định mật độ tảo trong ao, giúp cho động vật thủy sản phát triển khỏe mạnh.

 

Đề xuất giải pháp:

Việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong ngành nuôi trông thủy sản hiện nay đang là xu hướng được nhiều người nuôi lựa chọn, các sản phẩm này không chỉ giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, nhanh chóng, an toàn mà còn thân thiện với môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Công ty THÁI NAM VIỆT đã phát triển hai dòng sản phẩm sinh học nhằm giải quyết triệt để và an toàn đối với vấn đề tảo độc trong ao nuôi.

WD 103

Chế phẩm vi sinh chuyên xử lý tảo trong ao nuôi, với các loài vi khuẩn như Bacillus subtilis, Bacillus lichenifomis, Bacillus amyloliquefaciens

 

PROCOZOLL

Một dạng tổng hợp của 5 loại enzyme: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase, Urease, giúp khống chế tảo độc và bùn bã hữu cơ

 

Hiệu quả của PROCOZOLL

a. Ao tôm quá nhiều tảo lam

b. Ao tôm sau 3 ngày sử dụng enzyme cắt tảo

 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Công nghệ-Kỹ thuật-Sinh hóa Thái Nam Việt

Địa chỉ  : 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, Q.9, TP.HCM

SĐT      : 0888 93 63 66

Email    : info@thainamviet.com

Website: thainamviet.com