[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Kết quả nghiên cứu cho thấy b-glucan làm tăng các chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu như tổng tế bào máu, hoạt tính của phenoloxidase và hoạt tính phóng thích tế bào gốc ở tôm. Đồng thời, b-Glucan làm giảm tỷ lệ chết của tôm khi cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Bổ sung 2 g/kg b-glucan vào thức ăn liên tục từ 7-14 ngày có thể làm tăng miễn dịch không đặc hiệu và giảm tỉ lệ tôm chết do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) do vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus hiện đang là bệnh gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh lây lan nhanh và tôm nhiễm bệnh có tỷ lệ chết cao. Các biện pháp phòng và trị AHPND ở tôm nuôi được áp dụng hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh lan tràn không đúng nguyên tắc đã dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và dư lượng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và sức khỏe của người tiêu dùng.
Để giải quyết các vấn đề đó, sử dụng chất kích thích miễn dịch tăng khả năng phòng bệnh ở tôm đang là giải pháp được người nuôi tôm chú ý nhằm hướng đến một nghề nuôi tôm ổn định và an toàn. Trong đó, β-glucan đã được nghiên cứu và cho thấy hiệu quả với mục đích tăng cường đáp ứng miễn dịch ở tôm chống lại các mầm bệnh vi sinh vật (Li & cs., 2008). Kết quả về ảnh hưởng của việc bổ sung β-glucan lên đáp ứng miễn dịch tự nhiên của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus trong nghiên cứu này được trình bày nhằm bổ sung thông tin làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng chất kích thích miễn dịch hợp lý trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm, Bộ môn Bệnh học Thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ. Tôm được bố trí trong bể nhựa có thể tích 150L. Các bể nhựa được rửa sạch và khử trùng rồi phơi khô trước khi sử dụng. Nước dùng trong thí nghiệm có độ mặn 25‰ được khử trùng bằng chlorine (30ppm) và sục khí liên tục để loại bỏ chlorine trước khi bố trí thí nghiệm và trong suốt thời gian thí nghiệm.
Tôm được cảm nhiễm bằng cách ngâm trong dung dịch vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (mật độ108 CFU/ml) trong 15 phút. Sau đó cho tôm và dung dịch vi khuẩn vào bể thí nghiệm. Sau 2 ngày cảm nhiễm, siphong đáy bể và thay 50% lượng nước trong bể, sau đó siphong đáy bể 2 ngày/lần, mỗi lần 30% lượng nước trong bể cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT), mỗi NT lặp lại 3 lần (mật độ 30 tôm/bể), gồm có:
+ NT1: Không cảm nhiễm và không cho ăn bổ sung β-glucan
+ (NT2: Không cảm nhiễm và cho ăn bổ sung β-glucan
+ NT3: Cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus và không cho ăn bổ sung β-glucan
+ NT4: Cảm nhiễm V. parahaemolyticus và cho ăn bổ sung β-glucan (2g/kg) 7 ngày trước cảm nhiễm
+ NT5: Cảm nhiễm V. parahaemolyticus và cho ăn bổ sung β-glucan (2g/kg) liên tục 14 ngày (7 ngày trước cảm nhiễm và 7 ngày sau cảm nhiễm).
Tôm được cho ăn 4 lần/ngày. Lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng cơ thể (trước khi gây cảm nhiễm) và cho tôm ăn theo nhu cầu (sau khi gây cảm nhiễm). β-glucan (LFA, Pháp) được bổ sung vào thức ăn rồi áo bằng dầu mực (20 ml/kg thức ăn). Thí nghiệm được thực hiện trong 21 ngày (7 ngày trước khi gây cảm nhiễm và 14 ngày sau cảm nhiễm. Các chỉ tiêu môi trường được đo hàng ngày trong suốt thời gian thí nghiệm. Biểu hiện bệnh lý của tôm và số tôm chết được ghi nhận hàng ngày
Kết quả nghiên cứu
Dấu hiệu bệnh lý
Ở các nghiệm thức cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus (NT3, NT4 và NT5), tôm có biểu hiện bệnh sau 14 giờ với dấu hiệu bơi lờ đờ, hoạt động kém, ruột rỗng hoặc chứa thức ăn không liên tục, khối gan tụy của tôm nhạt màu và teo (Hình 1C/c, 1D/d và 1E/e). Các dấu hiệu ghi nhận được tương tự như mô tả của Lightner & cs. (2012) về các dấu hiệu bệnh lý của tôm khi mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do V. parahaemolyticus. Tôm ở hai nghiệm thức không cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus (NT1 và NT2) có màu sắc tươi sáng, khối gan tụy bình thường, ruột đầy thức ăn, phản ứng nhạy với tiếng động (Hình 1A/a và 1B/b).
Hình 1: (A/a và B/b): Dấu hiệu bên ngoài và gan tụy của tôm ở các NT1 và NT2, gan tụy và tôm bình thường; (C/c, D/d và E/e): Dấu hiệu bên ngoài và gan tụy của tôm ở các NT3, NT4 và NT5, gan tụy nhạt màu, ruột rỗng
Tỷ lệ tôm chết tích lũy
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ tôm chết ở NT3 (cảm nhiễm, không cho ăn bổ sung β-glucan) với tỷ lệ tôm chết tích lũy sau 14 ngày cảm nhiễm là 46,7 ± 1,9% cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với NT1, NT2, NT4 và NT5 (với tỷ lệ tôm chết lần lượt là: 5,6 ± 1,9%; 7,8 ± 5,8%; 15,6±3,9% và 14,4 ± 1,9%. Tỷ lệ tôm chết tích lũy giữa NT1 (không cảm nhiễm, không cho ăn bổ sung β-glucan) và NT2 (không cảm nhiễm, cho ăn bổ sung β-glucan) không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ tôm chết tích lũy giữa NT4 (cảm nhiễm, cho ăn bổ sung β-glucan 1 tuần trước cảm nhiễm) và NT5 (cảm nhiễm, cho ăn bổ sung β-glucan 1 tuần trước cảm nhiễm và 1 tuần sau cảm nhiễm) cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) (Hình 2) và tỷ lệ chết tích lũy của hai nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa so với NT1 và NT2 (P<0,05).
Hình 2: Tỷ lệ tôm chết tích lũy ở các nghiệm thức qua 21 ngày thí nghiệm (7 ngày trước cảm nhiễm và 14 ngày sau cảm nhiễm)
Tổng tế bào máu
Trước khi cảm nhiễm vi khuẩn, tổng tế bào máu (THC) ở tôm thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức không có sự khác biệt. Ở nghiệm thức đối chứng không cảm nhiễm và không cho ăn bổ sung β-glucan (NT1), THC tăng qua các lần thu mẫu trước và sau cảm nhiễm theo thời gian tăng trưởng của tôm. Sau 7 ngày thí nghiệm, tôm ở các nghiệm thức cho ăn bổ sung β-glucan có THC tăng và khác biệt có ý nghĩa so với tôm ở các nghiệm thức không cho ăn bổ sung β-glucan (P<0.05). Sau 7 ngày cảm nhiễm, THC ở nghiệm thức NT3 (không cho ăn bổ sung và cảm nhiễm) giảm và khác biệt có ý nghĩa so với tôm ở các nghiệm thức còn lại(P<0.05), trong khi đó, THC của tôm ở NT2 tăng có ý nghĩa (P<0.05) so với NT1, NT4 và NT5.
Hoạt tính của phenoloxidase
Sau cảm nhiễm, hoạt tính của PO ở NT3 (không cho ăn bổ sun β-glucan, cảm nhiễm V. parahaemolyticus) giảm có ý nghĩa so với NT1 (không cho ăn bổ sung β-glucan, không cảm nhiễm) và NT2 (cho ăn bổ sung β-glucan, không cảm nhiễm). Hoạt tính của PO ở NT4 (cho ăn bổ sung β-glucan 1 tuần trước cảm nhiễm) và NT5 (cho ăn bổ sung β-glucan 1 tuần trước cảm nhiễm và 1 tuần sau cảm nhiễm không khác biệt có ý nghĩa với hai nghiêm thức đối chứng (NT1 và NT2)
Hoạt tính phóng thích các gốc oxy tự do
Sau 7 ngày thí nghiệm (trước khi gây cảm nhiễm), tôm ở các nghiệm thức cho ăn bổ sung β-glucan (NT2, NT4 và NT5) có hoạt tính phóng thích các gốc oxy tự do (RBs) tăng khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức không cho ăn sung β-glucan (NT1 và NT3). Sau 7 ngày cảm nhiễm, hoạt tính RBs của tôm ở NT4 và NT5 tăng và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Tóm lại, Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng β-glucan (liều 2g/kg thức ăn liên tục từ 7-14 ngày) có thể kích thích làm tăng các chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu THC, PO và RBs ở tôm. Đồng thời làm giảm tỷ lệ chết của tôm khi cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Nghiên cứu này sẽ làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng chất kích thích miễn dịch hợp lý trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Tác giả: Trần Việt Tiên và Đặng Thị Hoàng Oanh (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ)
Hà Anh (Biên tập)
- AHPND li>
- B-glucan li>
- giảm tỷ lệ tôm chết li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt