Chất kích thích miễn dịch cho nuôi tôm: Mở đường cho tôm phát triển bền vững

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Ngành công nghiệp tôm đang tìm kiếm những cách thức mới thay thế kháng sinh để chống lại sự bùng phát bệnh đốm trắng. Các hợp chấp kháng virus, thân thiện với môi trường có thể củng cố hệ thống miễn dịch của tôm nuôi – cho phép chúng ngăn chặn một loạt các mầm bệnh xâm nhập.

 

Các chiến lược giảm thiểu dịch bệnh được sử dụng cho nuôi tôm

Các chiến lược giảm thiểu dịch bệnh được áp dụng để ngăn ngừa bệnh cho tôm bao gồm thuốc kháng sinh, vaccine và chất kích thích miễn dịch.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh, tích tụ dư lượng có hại trong sinh vật thủy sản, đồng thời phát triển vi khuẩn kháng thuốc và mầm bệnh. Những vi khuẩn/mầm bệnh kháng kháng sinh thường được truyền từ cá sang người qua chuỗi thức ăn. Con người có thể nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, cuối cùng có thể dẫn đến phản ứng bất lợi của thuốc và gây ra bệnh kháng điều trị hoặc thậm chí tử vong (Hình 1). Chính vì vậy, nó mở đường cho việc sử dụng chế phẩm sinh học và thuốc tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản để duy trì an toàn thức phẩm tối ưu và sức khỏe con người.

Hình 1. Ảnh hưởng của kháng sinh đến tôm và con người

 

Vaccine và chất kích thích miễn dịch có bản chất là dự phòng và được sử dụng để làm cho vật chủ có đủ năng lực miễn dịch. “Mồi miễn dịch” đặc hiệu cho mầm bệnh được coi là cung cấp một giải pháp tối ưu về hiệu quả của vaccine chống lại bệnh đốm trắng. Nó liên quan đến việc ứng dụng RNA/DNA của virus, virus giảm độc lực và các protein virus tái tổ hợp. Hạn chế chính của tất cả các phương pháp điều trị này là đáp ứng miễn dịch trong thời gian ngắn. Do đó, tiêm là một phương pháp đầy hứa hẹn để chống lại bệnh nhưng không có nhiều loại vaccine hiệu quả chống lại hầu hết cá loại virus ở tôm (Hình 2). Không giống như động vật có vú và các động vật có xương sống khác, tôm thuộc hệ miễn dịch không đặc hiệu. Do đó, việc phát triển vaccine cho tôm là khá phức tạp, tốn kém và việc tiêm phòng cho từng con rất mất thời gian.

Hình 2. Vaccine đối với tôm nuôi

 

Vì vậy, hiện tại, các chất kích thích miễn dịch được coi là giải pháp tối ưu nhất để chống lại các bệnh trên tôm. Chất kích thích miễn dịch là các phân tử có tác dụng thúc đẩy bộ máy miễn dịch không đặc hiệu của vật chủ để chống lại vi sinh vật xâm nhập. Do đó, chất kích thích miễn dịch có thể được coi là một lựa chọn tiềm năng để quản lý sức khỏe tôm (Hình 3).

Hình 3. Ảnh hưởng của chất kích thích miễn dịch đối với tôm và con người

 

Chất kích thích miễn dịch chống lại WSSV

 

  1. Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật và tảo

+ Polycaccharidens từ tảo xanh Ulvans kích thích miễn dịch cho tôm ăn

+ Fucodin – một hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong tảo biển Sargassum spp Cladosiphon okamuranus có khả năng kích thích các phản ứng miễn dịch phòng vệ của tôm và giúp chúng có khả năng chóng lại bênh đốm trắng.

+ Alginate từ rong biển nâu (U. pinnatifda và Lessonia nigricans) giúp tăng cường khả năng kháng bệnh ở tôm thẻ chân trắng.

+ Genipin – một hợp chất hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ quả của cây dành dành (Gardenia jasminiodes), làm chậm quá trình sao chép của WSSV trong môi trường nuôi cấy và giảm khả năng lây nhiễm của virus.

+ Chiết xuất từ ​​cây đước (Cereops tagal) và bột cỏ biển (Sargassum hemiphyllum var. Chinensis) kích thích hỏa động miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú, giúp tăng cường khả năng phòng vệ chống lại đốm trắng.

+ Thảo dược của Lipopolysaccharides tăng cường khả năng miễn dịch ở tôm và làm giảm đáng kể lượng virus gây bệnh đốm trắng. Chúng có thể có nguồn gốc từ nhiều loại thảo mộc như: Cỏ mực (Eclipta alba), Bầu nâu (Aegle marmelos), Dây thần thông (Tinospora cordifolia), Picrorhiza kurroa, Cỏ chỉ (Cynodon dactylon).

 

+ Thảo dược của Lipopolysaccharides tăng cường khả năng miễn dịch ở tôm và làm giảm đáng kể lượng virus gây bệnh đốm trắng. Chúng có thể có nguồn gốc từ nhiều loại thảo mộc như: Cỏ mực (Eclipta alba), Bầu nâu (Aegle marmelos), Dây thần thông (Tinospora cordifolia), Picrorhiza kurroa, Cỏ chỉ (Cynodon dactylon).

+ Các chất chiết xuất từ ​​Argemone Mexicana, một loại anh túc có nguồn gốc từ Mexico, miền Tây Hoa Kỳ, Ấn Độ có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm trong các thử nghiệm bệnh đốm trắng.

+ Các hợp chất từ lá cây dầu Pongame (Pongamia pinnata) giúp tăng cơ hội sống sót của tôm bị nhiễm WSSV và có khả năng kháng virus khác.

+ Polysaccharides chiết xuất từ sầu riêng (Durio zibethinus), có tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh khi được sử dụng làm phụ gia thức ăn cho tôm.

 

  1. Chất kích thích miễn dịch từ nấm

 + Candida aquaetextoris S527, một loại nấm men biển có trong khẩu phần ăn nuôi trồng thủy sản, được đưa vào khẩu phần ăn của tôm sau khi tiếp xúc với WSSV. Kết quả cho thấy nó hoạt động như một chất kích thích miễn dịch và cải thiện khả năng sống sót của tôm.

+ Chất chiết từ nấm men Saccharomyces cerevisiae, chứa nhiều hợp chất giúp cải thiện phản ứng miễn dịch ở tôm và các loại cá khác.

 

  1. Các yếu tố dinh dưỡng tăng cường khả năng miễn dịch

Các yếu tố dinh dưỡng như vitamin, carotenoid và các yếu tố vi lượng như đồng kẽm có liên quan đến việc cải thiện chức năng miễn dịch, khả năng chống lại stress cao hơn và cải thiện phản ứng chống oxy hóa của tôm. Mặc dù có các cải thiện miễn dịch với vitamin A, C và E đã được quan sát thấy khi tôm được tiêm chất bổ sung (làm cho việc áp dụng chúng ít khả thi hơn ở cấp trang trại), bổ sung kẽm đường uống có hiệu quả trong các thử nghiệm khác.

 

  1. Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ động vật

Cathelicidin 5, một peptit thu được từ cá sấu Trung Quốc (Alligator sinensis), đã chứng minh các đặc tính kháng khuẩn hiệu quả và cung cấp một số bảo vệ chống lại WSSV của tôm.

Chitosans – có nguồn gốc từ polysaccharide chitin – là thành phần quan trọng trong thành tế bào nấm và bộ xương của côn trùng và giáp xác. Cả chitin và chitosan đều có thể bảo vệ tôm và cá khỏi bị nhiễm vi khuẩn khi được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống, thông qua việc tiêm.

 

Tầm quan trọng của an toàn sinh học

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chỉ sử dụng thức ăn kích thích miễn dịch sẽ không dẫn đến thành công, Mặc dù dữ liệu thử nghiện cho thấy rằng chúng làm cho tôm có khả năng chống lại WSSV tốt hơn.

Các tác giả khuyến cáo nên phơi đáy ao nuôi tôm, sử dụng hóa chất oxy hóa và khử trùng đáy ao sau mỗi chu kỳ nuôi. Điều này sẽ loại bỏ mầm bệnh và các sinh vật trung gian tiềm ẩn trong môi trường trang trại. Duy trì các quy trình này trong khi bổ sung chất kích thích miễn dịch vào chế độ của tôm mang lại giải pháp “đôi bên có lợi” cho người sản xuất và người tiêu dùng tôm. Người nuôi có thể ngăn ngừa dịch bệnh và người mua có thể thưởng thức chất lượng tốt hơn và không có kháng sinh.

Ngọc Anh

Theo Environ Sci Pollut Res (2022)