Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản nuôi công nghiệp quan trọng và có giá trị rất cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng tôm đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, dễ thấy rằng một số quốc gia giảm đáng kể diện tích rừng ngập mặn (50-80%), mất đi sự đa dạng sinh học và hạn chế bớt chức năng của hệ sinh thái biển.
Việc mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ làm dấy lên nhiều sự lo ngại đối với môi trường, tích tụ quá nhiều chất thải nhưng lại thiếu biện pháp xử lý hiệu quả. Chất thải hữu cơ trong ao tôm chưa qua xử lý được thải ra môi trường có thể tích lũy quá nhiều nitơ (thức ăn thừa và phân tôm), làm suy giảm chất lượng nước và nặng hơn nửa là gây độc cho tôm.
Mô hình “đôi bạn cùng tiến”
Để giảm thiểu chất thải trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh, việc nuôi ghép tôm thẻ với những loài cá có khả năng làm sạch môi trường đang là một hướng giải quyết mới mang tính sinh học và an toàn. Đây được xem là một mô hình bền vững, khi 2 hoặc nhiều loài được nuôi chung có mức độ dinh dưỡng khác nhau, theo đó chất thải của một loài có thể làm thức ăn cho một loài khác. Mô hình này cung cấp khả năng xử lý môi trường an toàn, cùng có lợi cho nhiều vật nuôi và đa dạng hóa kinh tế bằng cách sản xuất một lúc nhiều sản phẩm có giá trị. Do đó, năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi sẽ cao hơn.
Cá đối ăn tạp, chũng sẽ giải quyết lớp mùn bã hữu cơ ở đáy ao và cải thiện nhanh môi trường nước. Ảnh: ОСТРОНОС РЫБА.
Ngoài cá rô phi, cá điêu hồng, thì cá đối là một loài vô cùng thích hợp cho mô hình “đôi bạn cùng tiến” trên. Cá đối ăn tạp, chũng sẽ giải quyết lớp mùn bã hữu cơ ở đáy ao và cải thiện nhanh môi trường nước. Quan trọng hơn chúng lại là loài dễ thích nghi, với chi phí sản xuất thấp, dễ nuôi và chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Lợi ích của mô hình “đôi bạn cùng tiến”
Ngành công nghiệp nuôi tôm đang phải gánh chịu sự hoành hành của dịch bệnh. Và ô nhiễm môi trường nuôi là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh. Một mô hình giúp nuôi tôm bền vững, kiểm soát chất thải, tái chế chất thải thành chất dinh dưỡng sẽ trở thành định hướng mới cho người nuôi. Ước tính trong một ngày, cá đối có thể loại bỏ 4,2g Cacbon hữu cơ, 0,7g Nitơ và 7,5mg Phospho ra khỏi lớp bùn đáy ao. Với mô hình này, cá đối cũng phát triển tốt, các chất hữu cơ và hàm lượng nitơ trong phân cá đối thấp hơn nhiều sao với giá trị được đo trong thức ăn thừa và phân tôm. Điều này đánh giá việc hấp thu dinh dưỡng đáng kể của cá đối. Ngoài ra, một điều dễ thấy nhất là khi nuôi chung cá đối với tôm thì cũng giúp tăng thêm doanh thu và cải thiện khả năng kinh tế của hệ thống.
Mô hình này duy trì một môi trường lành mạnh cho tôm phát triển. Ảnh: Pixabay
Thực tế cho thấy, năng suất tôm cao hơn khi mật độ cá đối được bổ sung thêm vào ao tăng lên. Trong hệ thống nuôi này, cá đối không nên có mật độ quá cao và kích thước quá lớn, nếu không chúng sẽ canh tranh thức ăn và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tôm. Tỷ lệ 1:75 là tối ưu nhất cho cá đối và tôm trong hệ thống này, vì tại đây tỷ lệ sống của tôm là cao nhất. Bên cạnh đó, cá rô phi và cá đối trong ao nuôi tôm được chứng minh là có thể ức chế được sự phát triển của một số loài vi khuẩn Vibrio, hạn chế sự gây hại của dịch bệnh đối với tôm. Và việc tiêu thụ thức ăn thừa và mùn bã của cá đối trong nuôi ghép có thể làm tăng tốc độ luân chuyển chất dinh dưỡng, giảm tích tụ chất thải, nên duy trì một môi trường lành mạnh cho tôm phát triển.
Đánh giá mô hình
Trong điều kiện nuôi thực tế, nuôi ghép cá đối với tôm thẻ có ưu điểm là tiết kiệm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, cải thiện điều kiện sống của tôm nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, đây là một hệ thống nuôi khả thi để giảm bớt một số tác động môi trường của việc nuôi tôm thâm canh.
Nguồn tin: TSTB