Nắng như đổ lửa vượt ngưỡng 40°C những ngày qua làm sinh hoạt của người dân Bắc miền Trung đảo lộn, đồng thời gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản.
Xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ảnh: DƯƠNG QUANG
Đi dọc vùng nuôi trồng thủy hải sản ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, đâu đâu cũng nghe người dân than phiền vì tôm nuôi đổ bệnh, sốc nhiệt chết hàng loạt. Tại khu vực hồ nuôi tôm thẻ chân trắng ven biển Hà Tĩnh, dù các chủ hồ nuôi đã sử dụng nhiều phương cách, kể cả phun hóa chất làm sạch ao nuôi, nhưng vẫn không thể cứu vãn được tôm chết do bệnh đốm trắng.
Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Trần Bá Toàn cho biết, ngoài hàng triệu con tôm thẻ chân trắng nuôi trên diện tích 22ha ao hồ của 22 hộ dân ở các xã Kỳ Hải, Kỳ Thọ, Kỳ Thư chết vì bệnh đốm trắng, nắng nóng, cộng với chất lượng con giống cũng như nguồn nước cấp vào ao nuôi không qua xử lý, đã khiến bệnh đốm trắng bùng phát thành dịch. Đơn vị đang phối hợp các cơ quan chức năng và UBND các xã tập trung rà soát số diện tích nuôi, kịp thời phát hiện và xử lý khi dịch bệnh đốm trắng đang ở diện hẹp. Hướng dẫn người dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng triệt để khu vực nuôi, hệ thống cấp thoát nước, dụng cụ, nguồn nước cấp; hạn chế thả giống tại thời điểm đang xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi… Trước mắt, đơn vị đã cung ứng 1.530kg chlorine cho người dân các địa phương nói trên để xử lý dịch bệnh đốm trắng, cũng như khử khuẩn nước ao hồ nuôi tôm.
Trong khi đó, người dân ở xứ Cồn Vạn (xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) như ngồi trên đống lửa vì ốc hương nuôi thương phẩm chết bất thường. Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh Lê Quang Vinh cho biết, ốc hương thả từ tháng 3 bị chết, với số lượng khoảng 16 triệu con, thiệt hại về kinh tế hơn 2 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, nhưng nguyên nhân ban đầu có thể do thời tiết nắng nóng và mưa thất thường, kỹ thuật nuôi chưa đảm bảo…
Nắng nóng gay gắt hơn khi độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam thổi mạnh đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân, nhất là người dân các huyện miền núi bị thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu 2021 phù hợp với tình hình nắng nóng gay gắt dự báo kéo dài đến tháng 8-2021.
Theo đó, đối với các diện tích lúa hè thu vùng hạ du các sông có hồ chứa thủy điện thì cần điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước chống khô hạn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa, phục hồi các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng do các đợt mưa bão trong năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình này.
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng
- mùa nắng nóng li>
- thiệt hại li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt