Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp nuôi xen canh tôm càng xanh – lúa, nuôi tôm càng xanh ghép với các đối tượng khác nên được một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng và đưa vào sản xuất bền vững.
Các tỉnh vùng giữa gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long và một phần của Tiền Giang ưu tiên phát triển tôm càng xanh – lúa xen canh, tôm càng xanh – mương vườn. Các tỉnh ven biển, vùng giáp ranh nước ngọt – mặn, lợ ưu tiên phát triển nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh, hướng đến xây dựng những vùng sản xuất quy mô lớn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Theo Đề án về phát triển sản xuất và xuất khẩu tôm càng xanh vừa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tại quyết định số 4354, Việt Nam hướng tới mục tiêu, đến năm 2025, diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD. Do đó, nghiên cứu để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh là cần thiết.
Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc phơi nhiễm nitrat cấp tính và mãn tính đến hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii .
Để đánh giá độc tính cấp tính nitrat, ấu trùng tôm càng xanh được tiếp xúc với bảy nồng độ (0, 10, 50, 100, 200, 400 và 800 mg/L N – NO 3 – ) trong 96 giờ.
Kết quả cho thấy giá trị LC50 trong 24, 48, 72 và 96 giờ tương ứng là 352, 192, 114 và 87 mg/L nitrat. Mức độ an toàn (SL) của nitrat ở giai đoan ấu trùng được ước tính là 8,62 mg/L
Nghiên cứu độc mãn tính bao gồm năm nghiệm thức được tiếp xúc với các nồng độ như sau: đối chứng (0 mg/L), ½ nồng độ an toàn (4,5 mg/L ), nồng độ an toàn (9 mg/L ), gấp đôi nồng độ an toàn (18 mg/L ), và gấp bốn lần nồng độ an toàn (36 mg/L ) được tiếp xúc trong 24 ngày.
Vào cuối thử nghiệm, tỷ lệ sống, trọng lượng, chiều dài, sinh khối cuối cùng, chiều dài tăng trọng và chỉ số khối lượng theo tỷ lệ (SMI) đã được đánh giá.
Kết quả cho thấy thử nghiệm độc tính mãn tính cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống và sinh khối của ấu trùng tôm càng xanh giảm từ 89% nghiệm thức 0 mg/L xuống 28% nghiệm thức 36 mg/L và và sinh khối giảm 0,72 đến 0,23 g.
Sinh khối và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh tiếp xúc với NO3 mãn tính
Chỉ số khối lượng theo tỷ lệ (SMI) của ấu trùng tôm càng xanh tiếp xúc với NO3 mãn tính
Tăng trọng và chiều dài của ấu trùng tôm càng xanh tiếp xúc với NO3 mãn tính
Nồng độ nitrat càng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chiều dài, trọng lượng và tỷ lệ sống của ấu trùng của tôm càng xanh: Khi tiếp xúc mãn tính với nồng độ nitrat từ 4,5 mg/L đến 36 mg/L, trọng lượng ấu trùng tôm càng xanh sẽ có giá trị cao nhất ở nghiệm thức 4,5 mg và thấp nhất ở nghiệm thức 36 mg/L lần lượt là 0,036g đến 0,019 g, tương ứng tổng chiều dài 1,72 – 1,36 cm và chiều dài trung bình giảm từ 2,32 – 1,72 cm .
Tóm lại, trong ương tôm càng xanh nên duy trì nồng độ NO3 thấp hơn 4,5 mg/L để đảm bảo tỷ lệ sống, tăng trưởng và sức khỏe ấu trùng, đồng thời duy trì tốt chất lượng nước và cẩn thận trong khâu chăm sóc quản lý để đạt hiệu quả cao.
TLTK: Fabrício MartinsDutra, Gabriela SuanaRio, Izabel Volkweis, Zadinelo, Eduardo Luis, Cupertino Ballester (2020). Aquaculture Volume 520, viewed: 15 April 2020, from: https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2019.734674.