Gặp khó về đầu ra nên nhiều tháng nay giá cá liên tục giảm, hiện đang ở mức thấp, khiến không ít người nuôi điêu đứng, lo lắng, thậm chí treo ao. Thua lỗ khiến nhiều người nuôi cá nản lòng.
Giá cá thấp, nhiều hộ nuôi điêu đứng.
Nản lòng nuôi cá
Nhiều hộ nuôi cá cho hay, khoảng 2 năm trước giá cá ở mức khá cao nên nhiều người nuôi phấn khởi và đã không ít người đào ao thả cá. Tuy nhiên, hơn nửa năm qua, giá cá sụt giảm liên tục, một số nơi đã phải treo ao vì thua lỗ.
Chú Nguyễn Văn Bảy (xã Chánh An- Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, năm ngoái cá tra được giá, người dân đổ xô nuôi dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra năm nay đã chững lại. Tôi còn 2 ao cá gần đến ngày thu hoạch, với giá 17.000- 18.000 đ/kg là lỗ nặng rồi”.
Có vài chục tấn cá tra sắp tới thời gian thu hoạch, anh Huỳnh Thanh Tuấn- Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Huỳnh Tuấn (xã An Bình- Long Hồ) cho hay, hợp tác xã có 12 xã viên, sản lượng khoảng 850 tấn/năm, chủ yếu là cá điêu hồng, cá tra, cá chép giòn,… Hiện nay nuôi cá liên tục gặp khó, rủi ro cao.
Trong khi xuất khẩu đang vướng khó thì các nhà máy cũng ưu tiên thu hoạch cá trong vùng nuôi của doanh nghiệp và thu mua theo hợp đồng liên kết với các hộ nuôi cá có quy mô lớn chứ không còn thu mua hộ nuôi nhỏ lẻ.
“Tôi có nuôi thử nghiệm vài chục tấn cá tra cung cấp cho công ty để xuất khẩu nhưng giá như hiện tại thì cầm chắc lỗ. Hiện tôi đã cắt mồi, giảm cho ăn lại, mong thời gian tới, giá sẽ nhích hơn”- anh Tuấn chia sẻ.
Ông Mai Bá Đẳng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT) cho biết, với giá cá tra như hiện nay khoảng 18.000- 19.000 đ/kg. Từ giữa năm 2019, giá cá đã giảm dần và hiện đã ở mức dưới giá sàn.
Nguyên nhân giá giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến đầu ra gặp khó bởi thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc. Đồng thời, việc phát triển nuôi cá quá nhanh với diện tích nuôi thả lớn, trong khi giá cả thị trường tuột dốc khiến người chăn nuôi không trụ nổi.
Không chỉ riêng mặt hàng cá tra, giá cá điêu hồng cũng khiến nhiều người điêu đứng. Với mức giá 28.000- 30.000 đ/kg, người nuôi cũng chịu thua lỗ từ 3.000- 4.000 đ/kg.
Hợp tác xã thủy sản Huỳnh Tuấn cũng hiện có 110 bè đang nuôi cá điêu hồng, do giá thấp nên đã có 40- 50 bè ngưng nuôi, treo bè.
Anh Tuấn cho biết thêm: “Tuy giá tại bè thấp song giá cá tại chợ vẫn ở mức cao từ 40.000- 45.000 đ/kg, do thương lái ép giá khiến người nuôi lẫn người tiêu dùng thiệt thòi. Hợp tác xã cũng đã cung cấp mặt hàng cá cho Siêu thị Co.opmart, Vincom tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ 30- 40 kg/ngày”.
Cần nuôi theo quy hoạch, có liên kết đầu ra
Treo ao, nuôi cầm chừng, neo cá lại chờ giá lên,… là tình trạng của nhiều hộ nuôi cá hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều người càng kéo dài càng lỗ thêm bởi tốn thức ăn, chi phí chăm sóc, dịch bệnh nhiều hơn, chất lượng cá cũng giảm.
“Giá thấp, nhiều người nuôi không chịu nổi bởi vốn nuôi cá tra rất nặng, nếu không bán được, neo lại mỗi ngày tốn chi phí thức ăn vài trăm triệu đồng”- chú Bảy cho biết thêm.
Theo anh Huỳnh Thanh Tuấn, hiện nay chất lượng con giống đang là vấn đề khiến người nuôi lo lắng. Giống cá điêu hồng hiện ở mức 17.000- 19.000 đ/kg, giống cá tra hiện ở mức 19.000- 20.000 đ/kg, nhưng tỷ lệ hao hụt khá cao, tỷ lệ sống chỉ ở mức 40- 50%.
Đưa cho chúng tôi xem tin nhắn từ một công ty chào hàng thủy sản giống nhập từ Thái Lan về đến sân bay Tân Sơn Nhất với mức giá 700 đ/con (5.000 con/kg), anh Tuấn nói thêm: “Tính ra 1 kg cá giống quá cao, khoảng 3,5 triệu đồng/kg, lại chưa biết mức độ hao hụt ra sao nên không dám mạo hiểm”.
Bên cạnh chất lượng giống, thì kỹ thuật nuôi, chất lượng nước cũng là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng chất lượng cá. Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, hiện nay, số bè, ao nuôi cá tăng nhiều. Nuôi mật độ dày, khiến nguồn nước bị ô nhiễm, cá bệnh nhiều, chậm lớn, làm kéo dài thời gian nuôi khiến chi phí tăng thêm.
“Dự đoán thời gian tới mặt hàng thủy sản sẽ còn tiếp tục gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường cũng “ăn” chậm hơn, xuất khẩu cũng khó hơn. Trong khi đó, cá tra, cá điêu hồng chưa có vùng nuôi an toàn, khiến chất lượng cá chưa đồng đều”- anh Huỳnh Thanh Tuấn cho hay.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, để hạn chế tình trạng hao hụt nhiều trong quá trình nuôi thì người nuôi nên vệ sinh ao thật kỹ, chọn nguồn giống thật chuẩn, thả mật độ thưa và cần phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, để tránh tình trạng cung vượt cầu, thương lái ép giá, không nên nuôi cá tràn lan, ưu tiên trong tổ hoặc tổ hợp tác, đồng thời phải có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hạn chế nuôi ngoài quy hoạch.
Ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT cho biết, thủy sản được nuôi nhiều ở Long Hồ, Mang Thít, Trà Ôn, Bình Tân. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản trong thời gian gần đây chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giá nhiều loại thủy sản giảm, người nuôi không có lời. Trong khi đó, số lượng ao sắp thu hoạch còn rất nhiều, do đó, nhiều ao nuôi cầm chừng. Hiện toàn tỉnh có 329ha nuôi cá tra, trong đó, tháng 2 thu hoạch 17ha với sản lượng khoảng 4.700 tấn, tháng 3 sẽ thu hoạch 11,6ha với sản lượng khoảng 3.000 tấn
Bài, ảnh: THẢO NGUYÊN
Nguôn tin: Báo Vĩnh Long
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
- Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỉ USD
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
- Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỉ USD
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt