Mô hình luân canh tôm – lúa đã và đang khẳng định về tính bền vững và ổn định về mặt sản xuất lẫn hiệu quả kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng.
Dưới cái nắng ấm áp của những ngày đầu xuân, ông Trần Văn Tiến hàng ngày đều ra thăm đồng lúa của gia đình. Phía trên là ruộng lúa ST24 đã ngả màu vàng chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau, bên dưới là những con tôm càng xanh đã lớn bằng ngón tay trên ruộng lúa rộng 4.000m2. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nên lúa và tôm đều phát triển rất tốt.
Ông Tiến tính toán, vụ này ông thu về lúa sạch khoảng 500kg/công; trong khi tôm càng xanh sẽ cho thu nhập sau tết. Sau đó đến khoảng tháng 4, ông sẽ đưa nước mặn vào luân canh một vụ tôm. Ông Tiến cũng là một trong những hộ gắn bó với mô hình tôm – lúa từ lúc mới bắt đầu hình thành. Nhờ mô hình này, mà gia đình ông luôn có thu nhập ổn định.
“Tại ấp Hòa Đê này thì làm 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, cho bền vững. Làm tôm xong tôi xả nước cho sạch phèn hết rồi mới trồng lúa. Mình phải xen canh, vùng này có 6 tháng mặn, 6 tháng ngọt. Nước ngọt khoảng tháng 8 là xạ lúa”, ông Tiến nói.
Luân canh tôm – lúa là mô hình sản xuất bền vững
Vùng đất Mỹ Xuyên có vị trí thật đặc biệt. 6 xã của huyện gồm Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2 sẽ có 6 tháng mặn và 6 tháng ngọt. Bà con ở đây cứ thuận theo tự nhiên mà làm nông nghiệp. Mùa khô, khi nước từ biển chảy vào, bà con sẽ đưa mặn vào nuôi tôm. Ngược lại, mùa mưa, khi nguồn nước trời dồi dào, kết hợp đổ về từ thượng nguồn, bà con lại nước đưa vào rửa phèn, mặn để canh tác lúa. Cứ thế, mô hình luân canh tôm – lúa luôn vững vàng từ năm này qua năm khác.
Ông Tạ Minh Bạch, ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1 cho biết, ông có 6.000m2 làm mô hình luân canh tôm – lúa. Theo đó, mỗi vụ nuôi tôm, ông thu về hơn 1,5 tấn tôm hàng hóa, trong khi cây lúa cũng thu về trung bình khoảng 500kg/công. Ông Bạch nhận định, đây là mô hình sản xuất ăn chắc và rất bền vững, nhất là trước những thách thức của biến đổi khí hậu như hiện nay nên ông sẽ tiếp tục gắn bó trong thời gian tới.
“Làm mô hình tôm – lúa này lợi nhuận không lớn nhưng lại bền hơn. Tôm cũng có lãi mà lúa mình cũng có ăn. Bền vững là trồng một vụ tôm, rồi lại trồng một vụ lúa. Khi trồng lúa sẽ giúp cải tạo lại môi trường sạch, trong khi chất, phân tôm thì làm cho lúa tốt”, ông Tạ Minh Bạch chia sẻ.
Mô hình lúa – tôm càng xanh
Vùng chuyên canh tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên đã hình thành và phát triển đến nay hơn 20 năm. Theo đó, có khoảng 10.000 ha được người dân duy trì sản xuất hàng năm, nuôi từ 1 – 2 vụ tôm và trồng luân canh một vụ lúa. Trong những năm qua, để tăng lợi nhuận, giá trị mô hình tôm – lúa, bà con đã sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, đưa những giống lúa có giá trị kinh tế cao vào canh tác. Đến nay, đã có 2 hợp tác xã nuôi tôm đạt chứng nhận VietGAP, riêng lúa thì có khoảng 60ha đạt chứng nhận hữu cơ.
Bên cạnh đó, bà con còn phát triển thêm mô hình kinh tế phụ trên vùng chuyên canh tôm – lúa, như: trồng màu trên bờ bao, chăn nuôi bò, dê, nuôi tôm càng xanh, cá nước ngọt xen canh với lúa,… góp phần tăng thu nhập và giá trị sản xuất.
Ông Tăng Thanh Trí, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Mô hình tôm – lúa này rất thân thiện với môi trường. Sau vụ tôm thì mình trồng lại lúa, chất thải của tôm sẽ là nguồn phân bón cho lúa sử dụng, còn ngược lại, lúa sẽ làm sạch môi trường ao nuôi tôm, góp phần cho vụ tôm năm sau sẽ dễ thành công hơn. Ngoài ra khi luân canh tôm lúa sẽ giúp cắt đứt mầm bệnh, vụ tôm nuôi tiếp theo mầm bệnh sẽ ít hơn”.
Trong những năm qua, sản lượng nuôi tôm của huyện Mỹ Xuyên không ngừng tăng dần qua từng năm, nếu năm 2015 chỉ là hơn 30.000 tấn thì năm 2018 đã tăng lên 33.600 tấn. Song, đáng phấn khởi hơn cả là tỷ lệ tôm bị thiệt hại giảm mạnh, niên vụ tôm 2019, chỉ có khoảng 8% diện tích tôm bị thiệt hại. Nhờ mô hình sản xuất thông minh, việc trồng lúa trên nền tôm đã giúp cải tạo môi trường sinh thái để tôm phát triển bền vững. Bên cạnh đó, bà con ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nên hiệu quả kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Con tôm cũng phát triển tốt
Hiện nay, Mỹ Xuyên đang xây dựng đề án “lúa thơm tôm sạch”, đặc biệt huyện Mỹ Xuyên sẽ khai thác và đưa những dòng lúa ST đặc sản của tỉnh, nhất là ST25, vừa được công nhận gạo ngon nhất thế giới để bà con canh tác. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng cũng đang xây dựng tuyến đường trục từ trung tâm thành phố Sóc Trăng về vùng kinh tế trọng điểm tôm – lúa của Mỹ Xuyên, với kinh phí gần 1.200 tỷ đồng, điều này sẽ góp phần đưa kinh tế – xã hội của 6 xã vùng luân canh tôm – lúa ngày càng phát triển, có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện cho vùng hòa nhập vào sự phát triển chung của tỉnh.
Ông Đào Đắc Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên nhấn mạnh: “Trong năm vừa qua, dòng lúa ST25 của kỹ sư, anh hùng lao động Hồ Quang Cua được thế giới công nhận là gạo ngon nhất thế giới, vậy tại sao chúng ta không quy hoạch vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên sản xuất bằng giống lúa ST25, để là vùng nguyên liệu luôn. 10.000 này nếu chỉ sản xuất lúa ST25 thì ai cũng mong muốn và kỳ vọng. Nếu mà chúng ta tác động một cách cụ thể bằng chủ trương, chính sách, bằng định hướng đến với bà con thì vùng tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên sẽ phát triển vươn lên”.
Nếu như mới tái lập tỉnh năm 1992, muốn về 6 xã của vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên là một chặng đường đầy vất vả, thậm chí là ngồi đò cả buổi trời mới tới nơi. Bây giờ, có thể đi xe 2 bánh, 4 bánh theo tuyến Dù Tho, Quốc lộ 1A rẽ vào đường Tỉnh 940 rộng thênh thang. Thích nhất là vẫn đi qua những tuyến đường dal uốn lượn qua những cánh đồng lúa, vuông tôm, những ngôi nhà tường mới được xây dựng lên từ lợi nhuận của con tôm, cây lúa.
Vào những ngày cuối năm, về vùng tôm – lúa như được hòa mình vào khung cảnh nhộn nhịp của mùa tôm ôm cây lúa, nghe bà con kể về câu chuyện làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên, nông nghiệp sạch hay câu chuyện làm giàu từ con tôm, cây lúa… chúng tôi mới cảm nhận được, vì sao huyện Mỹ Xuyên nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung rất tâm huyết giữ vững và phát huy mô hình sản xuất độc đáo, được nhà khoa học đánh giá là một trong những mô hình thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu này./.
Thạch Hồng/VOV-ĐBSCL
- Quảng Bình: Hỗ trợ giá con giống thủy sản cho nông dân
- Xuất khẩu thuỷ sản cán đích 10 tỷ USD
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Quảng Bình: Hỗ trợ giá con giống thủy sản cho nông dân
- Xuất khẩu thuỷ sản cán đích 10 tỷ USD
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt