Mạnh dạn khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê nhà với con tôm rừng, anh Phạm Xuân Thành (31 tuổi, ngụ ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) trở nên khấm khá.
Giữ nghề truyền thống của gia đình
Năm 2014, tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc, anh Thành làm việc tại TP.HCM. Thời gian này, anh thường mang đặc sản tôm rừng ở quê lên bán cho bạn bè và nhận được sự nhiều lời khen bởi sản phẩm sạch và thơm ngon. Năm 2016, anh Thành quyết định về quê khởi nghiệp từ con tôm rừng để nối nghiệp gia đình giữ rừng.
Gia đình anh Thành thu hoạch tôm theo con nước
Anh Thành cho biết, hơn 30 năm qua, gia đình anh sống nhờ vào 9 ha rừng ngập mặn. Diện tích rừng này được nhà nước bàn giao cho người dân khai thác dựa trên tài nguyên, thủy sản sẵn có, vừa trồng và bảo vệ rừng. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên. Cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng nên ai nấy đều tự giác trồng và bảo vệ rừng. Bởi vậy, anh cũng mong muốn góp phần bảo vệ và khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Nhận thấy thu nhập của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên và phụ thuộc vào thương lái nên anh Thành tìm hướng đi riêng, tạo ra các sản phẩm từ con tôm để nâng cao thu nhập. “Thay vì chỉ nuôi tôm thiên nhiên rồi bán cho thương lái, phụ thuộc hoàn toàn vào họ, tôi muốn tạo ra sản phẩm đặc trưng mang hương vị quê nhà. Vậy là tôi thử nghiệm làm ra nhiều sản phẩm mới từ tôm để bán cho các thành phố lớn”, anh Thành chia sẻ.
Đa dạng sản phẩm từ tôm rừng
Thời gian đầu, anh Thành gặp nhiều khó khăn vì quy mô sản xuất nhỏ, ít người biết đến. Anh phải kiên trì giới thiệu đến khách hàng thương hiệu tôm rừng Cà Mau. Dần dà, khi chứng minh được thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm thì anh có lượng khách hàng ổn định.
Sản phẩm tôm rừng phơi khô của anh Thành được người tiêu dùng ưa chuộng
Anh Thành cho biết, nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Thức ăn hầu hết là lá cây, rong tảo, sinh vật phù du… có sẵn trong thiên nhiên. Mỗi tháng, cư dân rừng đước khai thác nguồn lợi thủy sản 2 lần vào con nước rằm và con nước 30. Vào lúc này, tôm thẻ, tôm sú, cua, cá các loại cá cũng phong phú hơn. “Tôm có 2 loại, tôm giống do người dân thả nuôi và tôm thiên nhiên. Hầu hết người nuôi thả tôm sú bởi có giá trị kinh tế cao”, anh Thành chia sẻ.
Các sản phẩm được chế biến từ tôm rừng
Hiện mỗi tháng, số lượng tôm thu hoạch và bao tiêu mua từ nông dân hơn 1 tấn. Anh Thành chế biến thành 2 dòng sản phẩm khô và đông lạnh như: Tôm tươi cấp đông, riêu tôm đông lạnh, tôm khô, mắm tôm chua, bánh phồng tôm… Giá bán tôm khô khoảng 1,3 triệu đồng/kg, riêu cua giá 30.000 đồng… Nhờ đó, anh có nguồn thu nhập khấm khá. Tất cả sản phẩm được làm thủ công nên giữ lại gần như trọn vẹn hương vị.
Sản phẩm từ tôm rừng được chế biến đa dạng bán ra thị trường
Ngoài sản phẩm thương hiệu con tôm rừng, anh Thành còn giới thiệu cuộc sống dân dã đậm chất địa phương qua những clip ngắn đăng tải lên mạng xã hội. Từ đó giới thiệu hình ảnh của rừng ngập mặn Cà mau đến với du khách gần xa. Hiện anh còn mở homestay làm du lịch, đón tiếp du khách trong và ngoài nước đến tham quan mô hình nuôi tôm thuận thiên. Đồng thời, tạo việc làm cho 7 lao động địa phương với mức lương tính theo năng suất làm trong ngày.
Thanhnien.vn
- Cà Mau li>
- khởi nghiệp li>
- nuôi tôm li>
- rừng ngập mặn li>
- tôm khô li>
- tôm rừng li>
- tôm sú li> ul>
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
Tin mới nhất
T5,15/05/2025
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Các ấn phẩm đã xuất bản
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân