Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 9,8% trong 4 tháng đầu năm 2021 xuống còn 8,8% trong 4 tháng đầu năm 2022.
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Hàn Quốc, tháng 4/2022, nhập khẩu thủy sản của nước này đạt 162,2 nghìn tấn, trị giá 605,1 triệu USD, tăng 37,5% về lượng và tăng 33,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 562,45 nghìn tấn, trị giá 2,2 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, với mức tăng trưởng cao, Nga đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022, đạt 216,3 nghìn tấn, trị giá 536,1 triệu USD, tăng 81% về lượng và tăng 66,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp thủy sản cho Hàn Quốc.
4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, đạt 49,3 nghìn tấn, trị giá 274,45 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 16,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 9,8% trong 4 tháng đầu năm 2021 xuống còn 8,8% trong 4 tháng đầu năm 2022.
Dự báo, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở thị trường này tăng. Theo ước tính của Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), tiêu thụ thủy sản (bao gồm cá và thủy sản có vỏ) bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 đạt 40,6 kg/người, tăng 0,7 kg/người so với năm 2020.
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Hàn Quốc
Được biết, tháng 5 xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam tăng rất mạnh. Theo ước tính, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 5/2022 đạt 230 nghìn tấn, trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26,65% về lượng và tăng 44,23% về trị giá so với tháng 5/2021, mức cao nhất tính theo tháng kể từ trước đến nay. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 987,3 nghìn tấn, trị giá 4,790 tỷ USD, tăng 22,83% về lượng và tăng 46,18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 4/2022 đạt 227,8 nghìn tấn, trị giá 1,13 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng và tăng 50,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 757,3 nghìn tấn, trị giá 3,65 tỷ USD, tăng 21,72% về lượng và tăng 46,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản như tôm, cá ngừ, cá tra, mực, bạch tuộc và nghêu… đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trừ xuất khẩu chả cá giảm về lượng, nhưng tăng nhẹ về trị giá; cá khô và cá đóng hộp giảm.
Nguồn: Tổng cục Hải quan; ước tính tháng 5/2022
Nguyễn Phương
Thegioitiepthi.danviet.vn
- cung cấp thủy sản cho Hàn Quốc li>
- thủy sản Việt Nam li>
- xuất khẩu thủy sản li> ul>
- Grobest vững vàng sứ mệnh tiên phong vì sự phát triển bền vững của ngành tôm
- Hội nghị Thượng đỉnh Tôm TCRS 2025: Ngành tôm toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thách thức
- Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho thủy sản nuôi
- Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho toàn ngành nuôi tôm
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
Tin mới nhất
T7,19/07/2025
- Grobest vững vàng sứ mệnh tiên phong vì sự phát triển bền vững của ngành tôm
- Hội nghị Thượng đỉnh Tôm TCRS 2025: Ngành tôm toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thách thức
- Khuyến cáo các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho thủy sản nuôi
- Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho toàn ngành nuôi tôm
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân