Để chứng minh cho nguồn thu nói trên là có thật, ông Trung đã chỉ tay ra trang trại của gia đình rộng chừng 2ha và nói: “Tất cả là nhờ nuôi ba ba sinh sản đó!”.
Trang trại có 600 gốc nhãn đã tới kỳ khai thác kinh doanh, gần 1 mẫu ao nuôi 2.000 ba ba bố mẹ. Mỗi năm gia đình ông Trung xuất bán ra thị trường trên 150 nghìn con ba ba giống các loại, doanh thu ước đạt 1,2 – 1,3 tỷ đồng, trừ chi phí thức ăn và thuê mướn công lao động, còn lãi hơn 1 tỷ đồng. Như vậy ông Trung vẫn chưa tính tới nguồn thu từ vườn nhãn, mỗi năm cho hàng chục tấn quả.
Trò chuyện với chúng tôi ,ông Trung cho biết: Đã có người đặt giá 6 tỷ đồng để được sở hữu trang trại này, nhưng ông không bán. Vì với kinh nghiệm 19 năm nuôi ba ba sinh sản, cộng uy tín con giống của gia đình đang có trên thị trường, cùng với thời gian, trang trại của ông sẽ tạo ra nguồn thu nhập cao hơn gấp bội.
Chia sẻ về bí quyết nuôi ba ba sinh sản đạt hiệu quả cao của mình, ông Trung đã bật mí: Chu kỳ nuôi khá dài (14 năm mới phải thay mới giống). Vì vậy cần chọn mua ba ba nuôi hậu bị ở những cơ sở sản xuất có uy tín.
Giống nuôi là ba ba lai Việt Nam 25% máu ngoại (Thái Lan). Chỉ chọn những con giống có khối lượng đồng đều, khoẻ mạnh, không trầy xước, không mang mầm bệnh và có màu vàng sáng sủa. Tỷ lệ nuôi ghép ba ba đực/cái khoảng 15%. Mật độ thả 200 con/300m2.
Phải giữ cho nước ao nuôi luôn tĩnh và sạch. Thành ao cần kè cứng thẳng đứng, nhằm hạn chế ba ba bò lên bờ, gây thất thoát. Thả bèo tây ở góc ao sẽ xử lý được nước ao hàng ngày. Ngoài ra, mỗi năm tiến hành xử lý nước ao bằng vôi bột 3 lần vào các tháng 4, 5 và 6.
Định kỳ 3 năm/1 lần bơm rút nước, vét dọn bùn dơ bẩn, kết hợp dùng vôi bột xử lý đáy ao. Thức ăn cho ba ba bố mẹ bao gồm thịt ốc và cá ép các loại. Tỷ lệ trộn 7 phần thịt ốc + 3 phần cá vụn. Mỗi ngày cho ba ba ăn 1 lần từ 8 – 9 giờ sáng. Cho ba ba ăn trong sàng nhựa/tre đặt sâu dưới mặt nước 10 – 15cm, để dễ dàng quản lý thức ăn, tránh rơi vãi lãng phí.
Trung bình 100kg ba ba bố mẹ, cho ăn 8 – 11kg thức ăn/ngày (tuỳ theo trọng lượng cơ thể): Ba ba trên 1,4kg/con, cho ăn 8 kg thức ăn/ngày. Từ 0,9 – 1,1kg/con, cho ăn 9 – 10kg thức ăn/ngày. 0,6 – 0,9kg/con, cho ăn 10 – 11 kg/ngày).
Chú ý, ba ba thuộc nhóm máu lạnh, nên chỉ cho ăn vừa đủ hoặc hơi thiếu. Nếu cho ăn no hoặc quá no chúng dễ bị tiêu chảy, phát sinh nhiều dịch bệnh khác. Vào các ngày thời tiết có mưa phải dừng cho ăn.
Ba ba nuôi hậu bị sau 3 năm sẽ sinh sản (đẻ trứng). Trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên. Tuyệt đối không dùng bóng điện thắp sáng, gia tăng nhiệt độ kích cho trứng nhanh nở. Vì như vậy, ba ba con sinh ra sẽ yếu và chậm lớn. Cát ấp trứng phải đảm bảo luôn tơi và ẩm (tơi nhưng khô, ẩm nhưng không bết)…
Bằng cách nuôi trên, từ nhiều năm nay gia đình ông Trung đã cung ứng cho bà con các tỉnh phía Bắc hàng triệu con ba ba giống chất lượng cao. Qua đó, chẳng những làm giàu cho chính mình, ông Trung còn góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi ba ba trong cả nước. Riêng Xã Thái Thịnh quê ông, từ lâu đã trở thành địa chỉ cung ứng ba ba thịt nổi tiếng, với gần 100 hộ gia đình chuyên nuôi ba ba thương phẩm.
Ông Trung khuyến cáo, với những hộ gia đình mới bước vào nghề nuôi ba ba giống: Hãy dừng ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ 200 – 300m2. Vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng dần diện tích ao nuôi. Nên bắt đầu từ nuôi ba ba nhỏ (loại 8 – 10 nghìn đồng/con) để nhẹ vốn, và nếu không may gặp rủi ro thì thiệt hại không lớn.
Cần mở rộng giao lưu liên kết, liên doanh với các nhà khoa học, các trang trại chăn nuôi ba ba trong cả nước, để cập nhật kịp thời các tiến bộ kỹ thuật nuôi và thị trường tiêu thụ con giống.
Nguyễn Hải Tiến
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
Bài học sâu sắc nhất trong nghề nuôi ba ba giống của ông Trung là: Mua thức ăn (ốc, cá) ướp lạnh cho ba ba ăn. Đã làm cho hàng nghìn con ba ba bố mẹ (trị giá 500 – 600 triệu đồng) đang kỳ sinh sản bị phát sinh dịch bệnh chết hầu hết. Ở thời điểm ấy (năm 2003), số tiền đó tương đương gần 100 cây vàng.
- làm giàu li>
- nuôi ba ba li>
- nuôi ba ba sinh sản li> ul>
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Tin mới nhất
T7,30/09/2023
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt