Trên địa bàn 2 xã Phong Tân và Phong Thạnh (TX. Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), có vài hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) gây ô nhiễm môi trường làm hàng trăm hộ dân khác bức xúc. Việc nuôi tôm quảng canh (NTQC) sụt giảm sản lượng, mùi hôi thối khiến cuộc sống khó khăn hơn…
Cống xả tôm bị bệnh ra kênh xáng Giá Rai – Phó Sinh của khu nuôi tôm công nghiệp ở ấp 18 (xã Phong Tân, TX. Giá Rai)
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Phong Thạnh ở ấp 19A, xã Phong Thạnh phản ánh, từ đầu năm 2020 đến giờ 65 công vuông của ông chưa thu hoạch được con tôm nào, các xã viên khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Ông Phạm Văn Sơn, xã viên HTX Phong Thạnh đã NTQC khoảng 30 năm, mỗi năm thu nhập khoảng 500 – 700 triệu đồng. Từ 2 – 3 năm trở lại đây, khi trên địa bàn xã và một số xã giáp ranh có vài hộ NTCN thì tình hình sản xuất tôm của ông đi xuống rõ rệt, thu nhập chỉ còn trên 100 triệu đồng. HTX và xã viên cho rằng có nhiều nguyên do dẫn đến chuyện này, và không loại trừ việc NTCN xả chất thải, nước thải chưa qua xử lý thẳng ra các dòng kênh.
HTX cho biết, trên địa bàn ấp 19A và ấp 20, xã Phong Thạnh có 2 cơ sở NTCN; còn ở ấp 18, xã Phong Tân có cơ sở NTCN quy mô lớn nhất, nằm cặp kênh xáng Giá Rai – Phó Sinh. Theo người dân xã Phong Thạnh, họ đã 4 lần báo chính quyền xã xuống hiện trường lấy mẫu xét nghiệm ngay khi phát hiện các hộ NTCN ở Phong Thạnh xả thải ra môi trường bên ngoài vào ban đêm. “Cán bộ xã lấy mẫu nước ngay tại hầm chứa nước thải cơ sở của ông Quân, ngụ ấp 19A, nhưng kết quả kiểm nghiệm không thông báo cho dân biết”, ông Sơn trình bày.
Về vấn đề này, ông Lâm Ngọc Giàu, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh thông tin: diện tích NTQC của địa phương khoảng 3.000ha; còn hộ NTCN quy mô nhỏ, không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định 01 của UBND tỉnh. Xã đã buộc các hộ NTCN cam kết nếu tôm bị thiệt hại phải báo với cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản để phối hợp với Phòng Kinh tế và Phòng TN-MT huyện xử lý. Huyện cấp miễn phí dung dịch cho hộ nuôi xử lý, bảo vệ môi trường. Do đó, vị lãnh đạo này khẳng định việc NTCN ở xã Phong Thạnh tác động không nhiều đến hộ NTQC.
Còn đối với cơ sở NTCN ở ấp 18, xã Phong Tân, một số người dân cho biết nó ảnh hưởng trực tiếp khu vực trồng lúa của xã Phong Tân và việc nuôi tôm của xã Phong Thạnh A. Tuy nhiên, những hộ dân ở 2 xã này đều lo ngại, không dám tố giác. Một hộ dân ấp 18, xã Phong Thạnh A – nằm đối diện cơ sở NTCN ấp 18, xã Phong Tân cho hay: “Mùi hôi thối không chịu nổi, mùa gió nam còn đỡ, còn gió chướng là… chết giấc. Cơ sở này có một cống xả tôm bể (tôm bị bệnh, tôm chết) thẳng ra kênh xáng Giá Rai – Phó Sinh, ngay cửa cống xác tôm chất dày cao hơn đầu gối”. Gia đình này có 5 trẻ nhỏ, nên mùi hôi thối từ cơ sở NTCN bay qua khiến họ lo lắng cho sức khỏe các cháu. Người nuôi tôm ở Phong Thạnh A không dám lấy nước từ kênh xáng Giá Rai – Phó Sinh vào ao, vào láng, mà phải chờ lấy nước từ kênh xáng Hộ Phòng – Chủ Chí.
Được biết, chủ cơ sở NTCN ở ấp 18, xã Phong Tân là ông Nguyễn Ngọc Tài – Giám đốc Công ty Sản xuất bao bì Đình Duy (phường Hộ Phòng, TX. Giá Rai). Ông Tài vào đây mua hơn 50ha đất cách đây 5 năm, cải tạo thành khu nuôi tôm thẻ và cá lóc, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động phổ thông. Việc nuôi thủy sản của cơ sở này, theo ngành TN-MT, có những lúc không đảm bảo, đã bị xử phạt hành chính. Về phía xã Phong Tân, đồng chí Lý Quốc Đấu, Bí thư Đảng ủy xã cung cấp thông tin: “Xã không quy hoạch nuôi tôm, do đất trũng phèn và cặp ranh đất trồng lúa. Cơ sở NTCN ở ấp 18 tự phát, nhưng do đảm bảo nguồn nước nên cho tồn tại”. Xã Phong Tân là vùng trồng lúa, chỉ có khoảng 150ha vùng mặn.
Bên cạnh phản ánh ô nhiễm từ việc NTCN, người NTQC ở xã Phong Thạnh cũng kiến nghị Nhà nước mở cống cho dân lấy nước 3 ngày/lần để hạ độ mặn trong ao vuông, giúp tôm lột xác tốt hơn. Hiện tại, theo bà con mỗi tháng đơn vị vận hành cống mở van 2 lần, nên nước trong ao tôm sắc lại, độ mặn trên dưới 45%o.
Nguồn tin: Báo Bạc Liêu
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt