Mới đây, Trường ĐH Trà Vinh đã tổ chức đánh giá giai đoạn II và nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống ở tỉnh Trà Vinh”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Việc nghiên cứu thành công kỹ thuật nuôi tôm sú bố mẹ sạch bệnh và ứng dụng rộng rãi sẽ góp phần quan trọng trong cung cấp tôm giống chất lượng cao tại ĐBSCL.
Theo đó, từ những kết quả nghiên cứu giai đoạn I, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Trà Vinh do TS Huỳnh Kim Hường, Phó trưởng Khoa Nông nghiệp – Thủy sản (Trường ĐH Trà Vinh) phụ trách chính cùng nhóm giảng viên đã tiến hành giai đoạn II của đề tài nhằm tiếp tục nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh phục vụ cho các trại sản xuất giống. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và tài trợ kinh phí.
Các chuyên gia của Bộ NN&PTNT kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đề tài nghiên cứu
TS Huỳnh Kim Hường, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường ĐH Trà Vinh, cho biết: “Mỗi giai đoạn nuôi, nhóm nghiên cứu đều có kiểm tra các loại bệnh thông thường trên tôm và đều gửi Chi cục Thú y vùng VI kiểm tra và xác nhận. Giai đoạn II này chúng tôi thực hiện nuôi chỉ trong 12 tháng, rút ngắn được 1 tháng so với giai đoạn I”.
Đến nay, tại trại thực nghiệm Trường ĐH Trà Vinh đã có 390 con tôm giống bố mẹ được sản xuất thành công, vượt mức chỉ tiêu giao mục tiêu giao ban đầu là 300 con. Trọng lượng tôm cái trung bình là 145,72 gr/con, vượt 25 gr/con; trọng lượng tôm đực trung bình là 96,90 gr/con, vượt chỉ tiêu gần 17 gr/con.
Tỷ lệ sống từ giai đoạn tôm post (0,02gr) đến giai đoạn tôm bố mẹ thành thục là 61,95% (tính trên tôm đã chọn lọc), tỷ lệ thành thục 60%, đều vượt yêu cầu nghiên cứu. Sức sinh sản trung bình đạt 443.530 Nauplius/tôm cái/lần đẻ, vượt yêu cầu 43.000 nauplius. Kết quả kiểm tôm các giai đoạn nuôi sạch các bệnh (WSSV, TSV, YHV, IHHNV và MBV, HPV) đạt yêu cầu.
Tôm bố mẹ sạch bệnh được xác nhận bởi Chi cục Thú y vùng VI
Quá trình nghiên cứu thành công từ giai đoạn I, II đến nay, trại giống thực nghiệm của Trường ĐH Trà Vinh đã cung cấp khoảng 2 triệu post tôm sú giống, tỷ lệ tôm sinh trưởng đạt rất tốt. Anh Đỗ Văn Trường, kỹ thuật viên trại tôm giống của Trường ĐH Trà Vinh, cho biết: “ Ở giai đoạn I, Trại đã cung cấp cho 3 hộ dân tại xã Trường Long Hòa (TX Duyên Hải, Trà Vinh) tổng cộng 150.000 post để làm mô hình đối chứng và nuôi từ 3 – 3,5 tháng. Khi đó, do giá cả thị trường tôm có biến động, tuy nhiên tất cả người nuôi đều có lời. Sau đó, có nhiều hộ đã đến trại để xin chuyển giao con giống về nuôi và đạt ít nhất khoảng 12,5 con/kg, tỷ lệ thu được tính đầu con trên 90% và có sức đề kháng cao. Đợt mới này, trại cung cấp tôm cho người dân tham gia vào mô hình nghiên cứu, bước đầu thấy tôm lớn nhanh. Đến nay, sau 1 tháng 12 ngày tôm đã to bằng ống hút, khoảng 300 – 350 con/kg”.
TS Nguyễn Minh Thành, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) – Chuyên gia đánh giá đề tài của Bộ NN&PTNT, nhận xét: “Đề tài tôm sú bố mẹ thực hiện tại Trường ĐH Trà Vinh đã đạt kết quả tốt và vượt so với chỉ tiêu được giao. Tôm bố mẹ được nuôi trong môi trường trang trại rất là khó, đây là lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Trà Vinh thực hiện. Chất lượng tôm mẹ cũng như tôm bố đều vượt yêu cầu thì sẽ đảm bảo cung cấp được tôm bố mẹ sạch bệnh, cũng như giá cả phải chăng cho nông dân vùng nuôi tại Trà Vinh nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung”.
Nguồn tin: Báo Cần Thơ
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Tin mới nhất
T6,24/03/2023
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng