CÁ RÔ PHI VIETGAP Ở BẮC GIANG
Tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nuôi cá là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho bà con, trong đó, điển hình là mô hình cá rô phi của anh Thân Văn Việt ở xóm Quang Châu, xã Ngọc Châu. Để cá mạnh khỏe, cho chất lượng đồng đều, anh nhập cá giống từ trung tâm giống thủy sản tỉnh Bắc Giang và nuôi thả trong ao riêng suốt 2 tháng rồi mới chuyển sang ao nuôi cá thịt. Anh còn đầu tư hệ thống sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá thở khi thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi thời tiết.
Quy trình nuôi nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn tới môi trường giúp cá rô phi VietGAP khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất tốt. Hiện nay, với 1.200 ha nuôi thả cá rô phi, toàn huyện Tân Yên cung cấp khoảng 12.000 tấn cá cho thị trường. Với giá bán trung bình đạt 32 – 35 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, bà con có thể lãi khoảng 40 – 50 triệu đồng trên mỗi ha.
CÁ DIÊU HỒNG TẠI HƯNG YÊN
Cá diêu hồng cũng là loại cá thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Tại hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, các xã viên đã chuyển hướng sang sản xuất theo mô hình nuôi cá điêu hồng và cá thương phẩm theo chuẩn VietGAP.
Chị Thắm, một thành viên đã có 11 năm nuôi cá của hợp tác xã cho biết, khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá sạch, gia đình chị đã đầu tư lại từ ao nuôi, đường đi. Sau khoảng 5 tháng nuôi, cá diêu hồng bắt đầu cho thu hoạch với khối lượng 0,8 – 1,6kg mỗi con. Thương lái di chuyển vào tận đầu bờ để thu mua và vận chuyển cá đến các địa điểm tiêu thụ khắp tỉnh Hưng Yên cùng một số tỉnh phía Bắc.
Giá bán cá diêu hồng dao động ổn định quanh mức 40.000 đồng/kg. Ngoài ra, chị Thắm còn nuôi thêm cá trắm, cá chép, mang lại tổng thu nhập ổn định hàng năm không dưới vài trăm triệu đồng. Chị Thắm cho biết đến cuối năm 2017 dự định định mở rộng thêm 10 ha ao nuôi.
NUÔI CÁ VƯỢC NƯỚC LỢ
Cá vược (cá chẽm) giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có thể nuôi thả ở cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Tận dụng các cửa sông, người dân thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phát triển mô hình nuôi cá vược VietGAP.
Cá vược sống trong môi trường nước lợ, sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Cá có thể đạt khoảng 3kg sau 2 năm nuôi. Theo anh Nguyễn Đức Văn, Giám đốc trung tâm nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng: “Cá vược Lập Lễ chỉ ăn cá tươi từ biển chứ không dùng cám công nghiệp cùng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên ít bệnh, cho chất lượng thịt thơm ngon”.
Với diện tích nuôi khoảng 210 ha, mỗi ngày, công ty của anh xuất bán khoảng 5 tấn cá cho hệ thống nhà hàng, khách sạn tại TP Hải Phòng và các tỉnh lân cận với giá dao động 150.000 – 200.000 đồng/kg.
HẢI MINH
- Mô hình li>
- nuôi cá li>
- nuôi cá sạch li> ul>
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Thức ăn thủy sản năm 2023: Thị trường chững lại
- Nghệ An: Tự động hóa yếu tố môi trường trong nuôi tôm 3 giai đoạn
- Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Thức ăn thủy sản năm 2023: Thị trường chững lại
- Nghệ An: Tự động hóa yếu tố môi trường trong nuôi tôm 3 giai đoạn
- Thu hoạch thủy sản tránh bão, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt