[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Bên cạnh những thuận lợi về giá cả, nuôi tôm vụ Đông (còn gọi là nuôi tôm trái vụ) phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, chính vì vậy yếu tố về chất lượng của con giống ở vụ nuôi này đặc biệt được chú trọng…
Tôm giống cần thích nghi tốt để đầu con đạt hơn và sản lượng cuối vụ được ổn định.
Tại các tỉnh miền Bắc, nuôi tôm vụ Đông gặp vô vàn khó khăn bởi ngoài yếu tố dịch bệnh thì nền nhiệt độ xuống thấp trong nhiều tháng khiến con tôm hạn chế bơi lội, thời gian sinh trưởng dài hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn tác động đến nhiệt độ, độ mặn, pH, kiềm trong nước… làm con tôm khó thích nghi, tăng trưởng kém, miễn dịch giảm, nên rất dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí chết hàng loạt. Chính vì vậy, nuôi tôm vụ Đông luôn tiềm tàng nhiều rủi ro, thiệt hại.
Thời gian gần đây, nhiều trang trại nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp quản lý, kiểm soát việc nuôi tôm vụ Đông khá hiệu quả. Một số nơi thực hiện thành công mô hình nuôi tôm trong nhà che bạt, áp dụng công nghệ cao để quản lý môi trường nước. Qua đó, giúp chủ động kiểm soát nhiệt độ ổn định, tránh được thời tiết bất lợi tác động đến pH, độ mặn, gây phân tầng nước trong ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh cho con tôm. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho mô hình này rất lớn.
Để phát huy thế mạnh về nuôi tôm, tỉnh Quảng Ninh đang chú trọng sản xuất con giống đáp ứng nhu cầu nuôi. Công ty TNHH Việt Úc – Quảng Ninh là đơn vị tiên phong đầu tư dự án Khu phức hợp nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Đầm Hà, cùng với các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất con giống chất lượng cao.
Theo đại diện Công ty TNHH Việt Úc – Quảng Ninh, con tôm giống của công ty ngay từ đầu đã chú trọng về tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức đề kháng, khả năng sinh sản… phù hợp với nhu cầu sản xuất và đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Trong đó, khả năng thích nghi tốt với điều kiện “nhiệt độ thấp và độ mặn thấp” luôn được quan tâm nghiên cứu để tiếp tục nâng cao hơn nữa. Cụ thể, bằng việc nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc để có những lứa con tôm bố mẹ (tôm giống) giữ được những tính trạng thích nghi tốt với khí hậu lạnh, phù hợp với thời tiết mùa đông của miền Bắc.
Qua nghiên cứu, thử nghiệm nghiêm ngặt, năm 2021, Công ty bắt đầu đưa ra thị trường giống tôm mới là VUS LEADER 21 có tốc độ tăng trưởng cao hơn 10%, sức đề kháng mạnh hơn để phù hợp với điều kiện môi trường. Đồng thời, một giống tôm khác nổi trội về chống chịu lạnh, phù hợp nuôi trong khí hậu lạnh của mùa Đông tại Quảng Ninh được thử nghiệm từ tháng 11/2021, dự kiến đưa ra thị trường vào cuối năm 2022.
Bằng những giải pháp sản xuất hiệu quả trong vụ Đông, các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh sẽ duy trì hoạt động hiệu quả xuyên suốt cả năm thay vì phải “nghỉ Đông”, tiết kiệm một phần chi phí đầu tư. Nguồn lao động và thu nhập quanh năm cho trang trại cũng sẽ được đảm bảo ổn định; dự kiến nâng cao hơn nữa sản lượng, giá trị ngành hàng tôm.
Hải Anh (Tổng hợp)
- nuôi tôm vụ đông li>
- tôm giống li>
- tôm giống chịu lạnh li>
- tôm giống việt úc li> ul>
- Chất lượng tôm giống: Yếu tố quan trọng để thành công và phát triển bền vững
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
- Tổng quan thị trường tôm bố mẹ năm 2022
- Danh sách các công ty nhập tôm bố mẹ SIS tại Việt Nam trong tháng 3/2022.
- Nuôi tôm Quảng Nam: Cơ hội mở ra từ sản xuất tôm giống sạch
- Ninh Thuận hướng đến là trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao
Tin mới nhất
CN,29/01/2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi “Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm