[Người nuôi tôm] – Khí H2S là loại khí cực độc và có thể khiến tôm chết vào bất cứ thời điểm nào. Khí có mùi trứng thối và càng nhiều bùn đen tích tụ dưới đáy ao thì càng sinh ra nhiều khí độc. Với nồng độ H2S cao, tỉ lệ chết tôm hàng loạt diễn ra ngay cả khi tôm chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn.
1. Sự hình thành của khí độc H2S
Khí độc H2S được hình thành khi mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm bị vi khuẩn phân hủy trong điều kiện thiếu oxy. Các loại chất thải này lắng đọng xuống đáy ao và bị phân hủy theo hai trường hợp. Trong điều kiện có oxy, vi khuẩn sẽ phân hủy chất thải và tạo thành một lớp bùn mỏng có màu sáng có tác dụng như màng ngăn khí độc H2S thoát ra môi trường nước. Bên dưới lớp bùn này, vi khuẩn phân hủy trong điều kiện thiếu oxy tạo ra khí H2S, đây là lớp bùn đáy và có màu đen. Khí độc H2S tập trung nhiều ở lớp bùn đáy nên nồng độ khí ở đây sẽ cao hơn so với môi trường nước.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khi tôm bị ảnh hưởng H2S
Dấu hiệu | Nguyên nhân |
Mềm vỏ | Tiếp xúc với H2S trong thời gian dài tôm bị stress và giảm khả năng tiêu thụ thức ăn |
Đen mang | Tôm tiếp xúc với H2S khi tôm tìm thấy thức ăn ở đáy |
Màu sắc bất thường trên mang và cơ thể tôm | Stress sau thời gian tiếp xúc dài với H2S |
Chết sau khi lột xác | Khi tôm lột xác cần rất nhiều oxy và ở rất gần nền đáy. Nếu hàm lượng H2S quá cao tôm sẽ chết sau khi lột |
Tôm tiêu thụ ít thức ăn hơn vào buổi sáng | Vào buổi sáng hàm lượng DO và pH sẽ thấp nhất và hàm lượng H2S khá cao, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn |
Bệnh phân trắng (WFD) | Độc tố H2S sẽ kích thức các mô mềm trong ruột để phóng thích ra chất nhầy và chất béo (WFD cũng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, không chỉ do H2S) |
Phát hiện mùi trứng thối | Bọt khí H2S nổi ở giữa ao, nước có màu đen và thối |
Hiện tượng tảo nở hoa đột ngột | H2S tạo điều kiện cho phóng thích phosphate tự do vào nước, tạo điều kiện cho tảo phát triển trong 2 -3 ngày |
Hàm lượng amonia và nitrite cao | H2S tiêu diệt vi khuẩn có lợi nitrite hóa |
3. Cách phát hiện khí độc H2S
So với các khí độc khác thì H2S rất khó phát hiện và cho đến nay vẫn chưa có dụng cụ kiểm tra lượng khí độc H2S trong ao nuôi tôm. Để kiểm tra mức độ tác động của khí đối với ao tôm, bà con cần dựa vào 3 thông số chính gồm: pH, nhiệt độ và lượng oxy hòa tan trong ao.
pH | Nhiệt độ | ||||||||
16 | 18 | 20 | 22 | 24 | 26 | 28 | 30 | 32 | |
5.0 | 99,3 | 99,2 | 99,2 | 99,1 | 99,1 | 99 | 98,9 | 98,9 | 98,9 |
5,5 | 9,77 | 97,6 | 97,4 | 97,3 | 97,1 | 96,9 | 96,7 | 95,6 | 96,3 |
6,0 | 93,2 | 98,2 | 92,3 | 92 | 91,2 | 90,8 | 90,3 | 89,7 | 89,1 |
6,5 | 81,2 | 80,2 | 79,2 | 78,1 | 77 | 96,8 | 74,6 | 73,4 | 72,1 |
7,0 | 57,7 | 56,2 | 54,6 | 53,0 | 54,1 | 75,8 | 48,2 | 46,6 | 45 |
7,5 | 30,1 | 28,9 | 27,5 | 26,3 | 25 | 19,7 | 22,7 | 21,6 | 20,6 |
8,0 | 12 | 11,4 | 10.7 | 10,1 | 9,6 | 9 | 8,5 | số 8 | 7,6 |
8,5 | 4.1 | 3,9 | 3,7 | 3.4 | 3.2 | 3 | 2,9 | 2,7 | 2,5 |
9,0 | 1,3 | 1,3 | 1,2 | 1.1 | 1 | 1 | 0,9 | 0,9 | 0,8 |
Bảng 1: Mối tương quan giữa pH, nhiệt độ và oxy hòa tan (Boyd, 1990)
Do H2S sinh ra trong điều kiện thiếu oxy nên lượng oxy hòa tan trong ao cao hơn 3 ppm sẽ kìm hãm việc sinh ra H2S. Nếu môi trường nước có đồng thời 3 chỉ số này đều ở mức thấp sẽ khiến H2S sinh ra càng nhiều và càng độc. Do vậy, theo dõi 3 thông số này sẽ giúp giảm thiểu độc tính của H2S.
Chất khí | Hàm lượng (ppm) | Mức độ gây độc (x lần) |
H2S | 0,02 | 1.000 |
NH3 | 2 | 100 |
NO2 | 20 | 1 |
Bảng: Độc tính tương đối của H2S với các loại khí độc khác
Ngoài ra, khi hàm lượng H2S nhiều sẽ làm ao xuất hiện những váng bọt trên mặt nước, vùng đáy ao chuyển màu đen và có mùi hôi thối mạnh. Đôi khi xuất hiện tình trạng tôm giảm mạnh vào buổi sáng, chết rải rác khắp ao, khi bà con kiểm tra tôm sẽ thấy vỏ màu sẫm, mang tôm chuyển sang màu hồng hoặc đen. Hội chứng bệnh mềm vỏ trên tôm sú. Hiện tượng này xảy ra là kết quả tất yếu của quá trình tiếp xúc H2S lâu dài dẫn đến tôm bị stress và khả năng tiêu thụ thức ăn kém.
4. Tác hại của khí độc H2S đối với tôm
H2S sẽ cản trở tôm sử dụng oxy trong ao. Do vậy, nếu tôm tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn sẽ làm tôm suy yếu, hoạt động chậm chạp và dễ nhiễm bệnh. Hoặc cũng trong thời gian ngắn, nhưng tôm nuôi tiếp xúc với lượng lớn H2S sẽ xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Vì các mô mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy của tôm đều bị tổn thương. H2S cũng làm cho tôm bị stress, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngưỡng H2S an toàn cho tôm sú là 0.033 ppm (Chen, 1985) và trên cá là 0.002 ppm (Boyd, 1982). Đối với tôm post thẻ chân trắng (cảm nhiễm LC50 trong 48 giờ) thì ngưỡng H2S an toàn lên đến 0.0087 ppm và đối với tôm thẻ nhỏ thì ngưỡng chịu đựng lên đến 0.0185 ppm.
Loài | Mức cho phép (ppm) |
Tôm sú | 0,033 |
Cá | 0.002 |
Tôm giống TCT | 0,0087 |
Tôm thẻ nhỏ | 0.0185 |
Bảng: Hàm lượng H2S an toàn cho tôm và cá
5. Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm
Bà con cần lưu ý dòng nước và các thiết bị lọc khí có thể gây xáo trộn lớp bùn đáy ao và phát tán khí độc H2S. Do đó, khi sục khí cần bố trí hợp lý để tránh sự xáo trộn này.
Khi phát hiện có khí H2S, bà con cần tiến hành ngay các biện pháp sau:
– Giảm lượng thức ăn cho tôm từ 30-40% trong tối thiểu 3 ngày.
– Tăng mức độ sục khí nhưng tránh làm xáo trộn lớp bùn đáy ao có thể dùng oxy viên
– Bón vôi kịp thời để tăng độ pH > 7,8.
– Sử dụng vi sinh vật tiêu thụ H2S.
Các biện pháp Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm bao gồm:
– Các máy quạt nước cần hoạt động liên tục nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan > 5 ppm khi tôm còn nhỏ. Váng tảo nổi trên mặt nước cần được dọn sạch.
– Khi trời mưa, nước mưa có tính axit sẽ làm giảm độ pH và khiến khí độc H2S nguy hiểm hơn. Lúc này, bà con nuôi tôm vẫn duy trì hoạt động của quạt nước, giảm lượng thức ăn (khoảng 50%) hoặc đợi khi hết mưa (30p) mới cho ăn. Đồng thời, rải vôi quanh vùng rìa chất thải nhằm đảm bảo pH trên 7,5.
– Khi trời lạnh (25-30oC), bà con cần giảm lượng thức ăn từ 20-30%, tiếp tục quạt nước hằng ngày. Kiểm tra thường xuyên nhằm xác định tôm yếu tại khu vực tập trung nhiều chất thải, nếu phát hiện tôm yếu cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm.
– Khi tảo tàn cần duy trì pH nhờ bón vôn. Duy trì quạt liên tục trong ngày để cung cấp oxy do tảo phân hủy sẽ làm giảm lượng oxy nhiều.
– Vào các thời điểm thiếu ánh sáng mặt trời, tảo tàn, mưa to, tôm lột xác; cần duy trì quạt liên tục tại mọi thời điểm để cung cấp oxy, có thể thay nước nếu có nguồn nước sạch sẵn. Kiểm tra hàm lượng oxy, nếu phát hiện nước ao đổi màu, cần điều chỉnh pH ở mức 7,8-8,3.
– Kiểm tra và theo dõi để đảm bảo lượng oxy hòa tan tại vùng rìa chất thải > 4 ppm.
– Duy trì pH từ 7,8-8,3 trong suốt vụ nuôi và khoảng dao động < 0,4.
trên đây là một vài lưu ý tổng quang về việc Quản lý và khắc phục khí độc H2S trong vuông tôm
N.N.T (tổng hợp)
- ao nuôi tôm li>
- bệnh mềm vỏ li>
- Khí độc H2S li>
- kỹ thuật nuôi tôm li>
- môi trường li>
- nuôi tôm li> ul>
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- AEC – Copeflock 63: Mô hình tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh, hạn chế phân trắng
- FISTECH 2023 – Khoa Thuỷ sản (VNUA): Ký biên bản hợp tác
- 6 tháng đầu năm: Dịch bệnh đốm trắng trên tôm là hơn 859 ha
- Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số Tết (tháng 1+2): Ngành Tôm Việt Nam – đích đến bền vững và giá trị
- Ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản 2020
- Mặn lên sớm, giá tôm cao, có nên thả nuôi tôm sớm?
Tin mới nhất
T5,12/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt