Thị trường TATS: Tăng trưởng, xu hướng và triển vọng tương lai

[Người Nuôi Tôm] – Dự kiến đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng sẽ đạt 60% sản lượng thủy sản trên thế giới. Song song với sự tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản, thị trường thức ăn thủy sản cũng được kỳ vọng sẽ phát triển. Theo một báo cáo mới từ GM Insights, thức ăn thủy sản dự kiến sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,1% trên toàn cầu trong năm nay và cho đến năm 2026.

Nguồn nguyên liệu

Thức ăn thủy sản, tương tự như thức ăn cho các nhóm động vật khác như lợn và gà, nó cũng được chia thành các dạng khô, ẩm và ướt. Trong năm 2019, thức ăn khô chiếm hơn 36% thị trường toàn cầu. Theo nghiên cứu của Grandview, nguyên liệu từ những loại cây trồng như đậu tương, hạt bông và hạt cải dầu chiếm gần 40% doanh thu nguyên liệu thức ăn thủy sản toàn cầu vào năm 2019. Việc kết hợp các loại ngũ cốc khác như gạo, lúc mì, hạt cải dầu và ngô cũng được kỳ vọng sẽ tăng cường thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn thủy sản, chăn nuôi khác nhau.

Nguyên liệu từ bột cá, mực và các loại hải sản khác cũng được sử dụng trong thức ăn thủy sản, nhưng xu hướng sử dụng nguồn nguyên liệu này đang giảm dần.

 

Một số xu hướng cho ngành thức ăn thủy sản toàn cầu

Tính bền vững

Việc sử dụng bột cá và dầu cá trong khẩu phần ăn trong nuôi trồng thủy sản hiện tại vẫn đang được đa số các công ty sử dụng. Tổ chức IFT (một tổ chức học thuật về khoa học và công nghệ thực phẩm) cho biết, hiện 70% nguồn cung dầu cá trên thế giới đều sử dụng cho việc sản xuất thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu cá và nguyên liệu làm từ động vật biển sẽ khiến nguồn nguyên liệu này dần cạn kiện trong tương lai gần. Việc tiếp tục sử dụng nguồn nguyên liệu này không có tính bền vững trong khi ngành nuôi trồng thủy sản được dự báo là sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Áp lực đối với nghề cá tự nhiên gia tăng cùng với mức độ dân số của con người.

 

Nguồn cung cấp dầu hạn chế

Trong khi nguồn cung cấp dầu cá và bột cá từ đánh bắt tự nhiên bị hạn chế thì nguồn cung cấp dầu và bột từ nguyên liệu trên cạn cho ngành thủy sản cũng bị hạn chế. Ngoài ra, mặc dù giàu protein và dầu nhưng đậu nành cũng không được coi là nguồn nguyên liệu bền vững cho sản xuất thức ăn thủy sản. Nguyên nhân được cho là việc sản xuất đậu tương đã có những tác động tiêu cực đến môi trường ở các nơi trên thế giới, như Brazil.

 

Vi tảo và rong biển: Nguồn nguyên liệu thay thế

Nhiều công ty khác nhau đã chuyển hướng sang sản xuất dầu từ vi tảo và rong biển như ADM tại Chicago, Corbion tại Hà Lan. Một số nhà nghiên cứu cũng đã giải thích rằng, việc sử dụng vi tảo và rong biển để làm dầu thực vật trong sản xuất thức ăn thủy sản thì việc sử dụng con trùng, vi khuẩn, nấm men cũng sẽ là chìa khóa để phục vụ nhu cầu nguyên liệu thay thế trong tương lai. Tuy nhiên, họ cho rằng vẫn còn những bất ổn đáng kể xung quanh hiệu quả của nguồn nguyên liệu thay thế mới này.

 

Vai trò của di truyền học

Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ dầu động vật và các thành phần thức ăn thủy sản. Các kết quả thú vị từ một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Idaho do Tiến sĩ Vikas Kumar đứng đầu gần đây đã được công bố về mặt này. Từ những nỗ lực kéo dài gần hết thập kỷ qua, Tiến sĩ Kumar và các đồng nghiệp của ông đã lai tạo có chọn lọc một dòng cá hồi vân có hiệu quả thức ăn cao hơn 10-15% so với cá hồi nuôi thông thường và có thể chịu được chế độ ăn có chứa ít hoặc bằng không các thành phần có nguồn gốc từ biển.

 

Thu hẹp công thức

Rick Barrow, một chuyên gia ngành nuôi trồng thủy sản và chuyên gia dinh dưỡng cá đã nghỉ hưu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giải thích rằng, khi có thêm thông tin về các thành phần thức ăn thủy sản và nhu cầu dinh dưỡng của các loài thủy sản được nuôi trồng khác nhau, công thức chế độ ăn hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Nhiều chất phụ gia đã được tìm thấy với vai trò cải thiện sức khỏe của cá bằng cách tăng cường phản ứng miễn dịch và giảm căng thẳng.

Trong một bài báo gần đây trên tạp chí Doctorrinaria Digital, Tiến sĩ Ekaitz Maguregui lưu ý rằng việc cho ăn ‘chất dinh dưỡng kích thích miễn dịch’ thúc đẩy hoạt động của các đại thực bào và bạch cầu trung tính của hệ miễn dịch. Maguregui cho biết: “Việc cải thiện hệ thống miễn dịch của cá có ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số sản xuất, bởi vì chúng được chuẩn bị tốt hơn để chống lại nhiễm trùng và do đó, tránh ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến tăng trưởng và sử dụng thức ăn”. “Việc sử dụng các chất dinh dưỡng kích thích miễn dịch giúp cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn lên 31% và tăng trọng lượng lên 61%, nhờ tác động trực tiếp của chúng lên hệ thống miễn dịch.”

Riêng tại Châu Âu, thị trường phụ gia thức ăn thủy sản đang trải qua một đợt tăng trưởng và dự kiến ​​đến năm 2026 sẽ đạt 285 triệu USD (CAGR là 4,8%), theo thông tin chi tiết của GM. Điều này là do sự gia tăng sản lượng các loài như cá hồi vân, cá hồi Đại Tây Dương, cá chẽm và cá tráp biển ở các nước bao gồm Na Uy, Hy Lạp, Scotland và Tây Ban Nha.

 

Giá cả

Theo nghiên cứu của Grandview, ngành thức ăn thủy sản sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về biến động giá của các nguyên liệu như ngô, đậu tương và bột cá, do các yếu tố như giá dầu và tiền tệ biến động, điều kiện thời tiết bất lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có, và hơn.

Về các thành phần mới như dầu từ vi tảo, Barrows lưu ý rằng “giá trị dinh dưỡng và kinh tế là hai phép đo, và chi phí luôn là một yếu tố, nhưng chi phí của các thành phần này tiếp tục giảm khi chúng mở rộng quy mô và chi phí bột cá và dầu tiếp tục tăng, nói chung”.

 

Triển vọng lớn

Như đã từng xảy ra với các loại thức ăn chăn nuôi khác theo thời gian, thức ăn thủy sản sẽ trở nên bền vững hơn, ngon miệng, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng hơn. Ngoài ra, hệ thống cho ăn tự động sẽ mang lại hiệu quả hoạt động của loài tốt hơn và ít lãng phí thức ăn hơn.

Theo Allaboutfeed

Tin mới nhất

T3,07/05/2024