Theo rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản tại hồ Dầu Tiếng đạt cao vào những năm đầu hình thành hồ và giảm mạnh vào những năm sau đó.

Thả cá giống vào Hồ Dầu Tiếng
Nguyên do nguồn thuỷ sản trong hồ giảm mạnh bởi quá trình khai thác nguồn lợi tự nhiên quá mức mà không có các biện pháp thả thêm giống vào hồ.
Cụ thể, sản lượng khai thác cá tại hồ Dầu Tiếng năm 1990 đạt 2.500 tấn, đến năm 2004 chỉ còn 350 tấn. Để tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nước, giúp ổn định cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, từ năm 2005 đến nay, Tây Ninh đã chi khoảng 5,6 tỷ đồng để mua hàng chục triệu con cá giống các loại thả vào hồ Dầu Tiếng.
Đợt cá giống đầu tiên được thả vào năm 2005 với 280.780 con. Các loại cá được thả vào hồ gồm trắm cỏ, cá trôi, mè vinh, lóc bông, sặc rằn và cả những loại cá có giá trị kinh tế cao như lăng vàng, lăng nha, cá hô, cá cóc.
Kể từ khi thả cá giống, sản lượng khai thác thủy sản tại hồ Dầu Tiếng tăng lên rõ rệt, từ năm 2005 đến nay, bình quân sản lượng thủy sản khai thác hằng năm trên 3.000 tấn, năm 2016 đạt khoảng 3.400 tấn.
Ông Nguyễn Thái Sơn- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, hồ Dầu Tiếng rộng 27.000 ha với dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước, ngoài việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp thì nguồn lợi thủy sản trong hồ rất lớn.
Để tạo điều kiện cho người dân đánh bắt hiệu quả cao hơn, ngoài số lượng cá hiện có trong lòng hồ, theo kế hoạch của UBND tỉnh, hằng năm Tây Ninh trích ngân sách từ 500- 700 triệu đồng để thả cá vào hồ Dầu Tiếng, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, tăng thêm giá trị đánh bắt cho người dân.
“Cá được chọn thả những loại cá đạt chuẩn, có giá trị cao, phù hợp với điều kiện nước trong lòng hồ” – ông Sơn cho biết thêm.
Trong năm 2017, Sở NN&PTNT TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức thả 75.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng, tổng kinh phí gần 500 triệu đồng. Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh cũng đã thả trên 1 triệu con cá giống vào hồ Dầu Tiếng và đập Tha La, với tổng kinh phí hơn 700 triệu đồng.
Để cá giống có thời gian phát triển, di chuyển ra vùng nước xa hơn và nhằm phát huy quả của việc thả cá giống, UBND tỉnh đã có Công văn nghiêm cấm khai thác thủy sản tại khu vực thả cá giống. Theo đó, nghiêm cấm đánh bắt cá ở các khu vực Hóc Cò – Suối Nhím, Rừng Cấm trong hồ Dầu Tiếng từ ngày 30.9 đến hết ngày 15.11.2017 và đập Tha La (Tân Châu) từ ngày 10.10 đến hết ngày 15.11.2017.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh, sau khi thả cá, Chi cục đã tổ chức kiểm tra, xử lý những trường hợp đánh bắt cá trái quy định, trong đó đã nhắc nhở trường hợp người dân khai thác trong khu vực thả cá, tạm giữ 950m lưới dớn chờ xử lý.
Giang Hà
Nguồn: Báo Tây Ninh
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Tin mới nhất
T3,21/03/2023
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
- Khó quản lý dịch bệnh trên diện tích nuôi tôm bán thâm canh, quảng canh
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 20-3-2023
- Chủ động phòng bệnh trên tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng