Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn: Thay thế protein trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Trong thức ăn tôm, cần có nguồn protein với sự cân bằng đầy đủ các axit amin để mang lại hiệu quả tăng trưởng tốt. Có tới 25% việc thay thế protein trong khẩu phần bằng protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn, nguồn protein thay thế cho tôm thẻ chân trắng có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng.

 

Một trong những trở ngại lớn đối với sư tăng trưởng của nghề nuôi tôm là sự hòa hợp giữa thâm canh và cung cấp thức ăn chất lượng tốt, đặc biệt là về giá trị protein và chi phí, vì thức ăn là yếu tố cần thiết cho các hệ thống nuôi thâm canh thành công.

Để cải thiện hiệu suất của thức ăn cho tôm, một chất thủy phân protein đã được sản xuất từ sự kết hợp của gan gia cầm và lợn theo cách cải thiện sự cân bằng của các axit amin thiết yếu. Bên cạnh việc cải thiện giá trị dinh dưỡng, sự kết hợp như vậy còn làm tăng mức tiêu thụ do sức mạnh tổng hợp giữa các peptit có trong các nguồn protein khác nhau.

 

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Loài được sử dụng là tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.

Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn được BRF SA sản xuất, cung cấp và được bán trên thị trường là “tôm amin EAU” (Curitiba, PR, Brazil). (Bảng 1).

Bảng 1          
Thành phần của protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợi cũng như phụ phẩm cá hồi trong khẩu phần của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Chỉ số

(g kg-1 / vật chất khô)

CPH1 PHPPL2 CPH1 PHPPL2 Phụ phẩm cá hồi
Vật chất khô 944.2 942.3     89,220
Đạm thô 720.5 720.5     71,710
Tro 55.4 55.4     16,120
Chiết xuất Ether 68.7 72.5     9950
Năng lượng tổng (kcal.g-1) 5071       4953
Acid amin thiết yếu (g.kg-1) của vật chất khô                   Acid amin tổng số                                 Acid amin tự do Acid amin tổng số
Arginine 45.7 44.7 17.5 16.0 480
Histidine 17.9 18.0 1.4 1.6 2110
Isoleucine 28.9 29.0 10.7 10.2 2750
Leucine 53.7 54.4 25.8 24.7 4230
Lysine 47.3 47.8 16.7 15.9 4800
Methionine 15.0 15.0 7.6 7.2 2008
Phenylalanine 28.2 28.8 13.1 12.5 2650
Threonine 29.8 29.9 8.8 8.6 3100
Valine 32.6 33.4 11.3 11.0 3440
Trytophan 4.9 5.0 360
Lưu ý: Cả hai loại protein thủy phân đều dược sản xuất bởi BRF S.A (Curitiba, PR, Brazil)

1CPH = Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm

2PHPPL = Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn

 

Đối với thử nghiệm hiệu suất tăng trưởng, chỉ sử dụng sự kết hợp của các chất thủy phân protein cho tôm. Trọng lượng phân tử các phần protein của bột phụ phẩm cá hồi và dịch thủy phân protein của phụ phẩm gia cầm và gan lợn được xác định bằng kỹ thuật Cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

Hệ số tiêu hóa biểu kiến ​​(ADC) của chất khô, protein, axit amin và năng lượng của cả hai sản phẩm thủy phân protein được xác định bằng phương pháp gián tiếp. Việc chuẩn bị các chế độ ăn được bắt đầu bằng cách cân các thành phần; sau đó các thành phần được trộn khô.

Đối với thử nghiệm cho ăn thay thế protein, 5 khẩu phần có chứa 32% protein tiêu hóa, khoảng 36% protein thô (CP), với 0, 25, 50, 75 và 100% thay thế protein bột phụ phẩm cá hồi (71,71% CP) bằng thủy phân protein từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn (72,05% CP), nguồn protein chính được thử nghiệm đã được đánh giá.

 

Kết quả

Thử nghiệm khả năng tiêu hóa

ADC của vật chất khô và năng lượng của sản phẩm thủy phân protein từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn (PHP-PL) cao hơn so với sản phẩm phụ của Protein thủy phân gia cầm (CPH), nhưng không có sự khác biệt (p ≥ 0,05) đã được quan sát đối với ADC của protein giữa cả hai thành phần (Bảng 2).

Bảng 2          
Hệ số tiêu hóa biểu kiến (ADCs) của vật chất khô, protein, năng lượng, acid amin thiết yếu từ nguồn protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn và khẩu phần đối chứng
Chỉ số     ADC (%)    
  CPH1 PHPPL2 Reference diet3 Ref.CPH4 Ref. PHPPL5
Vật chất khô 75.73 ± 3.25a 86.24 ± 3.36b 7127 ± 102 7274 ± 039 7618 ± 146
Đạm 92.99 ± 1.29a 93.88 ± 0.35a 9494 ± 019 9404 ± 065 9445 ± 014
Năng lượng (Kcal kg -1) 90.66 ± 1.53a 93.84 ± 0.99b 8881 ± 008 8952 ± 054 9075 ± 034
Acid amin thiết yếu      
Arginine 94.46 ± 1.25a 94.46 ± 0.40a 9765 ± 016 9620 ± 064 9664 ± 014
Histidine 91.02 ± 2.17a 92.67 ± 2.01a 9859 ± 009 9427 ± 073 9495 ± 054
Isoleucine 92.85 ± 1.37a 93.83 ± 0.31a 9714 ± 003 9528 ± 059 9570 ± 012
Leucine 93.89 ± 0.79a 94.59 ± 0.39a 9762 ± 007 9592 ± 040 9623 ± 017
Lysine 96.73 ± 0.66a 96.95 ± 0.31a 9871 ± 011 9787 ± 033 9796 ± 014
Methionine 95.06 ± 0.87a 95.34 ± 0.63a 9753 ± 010 9639 ± 045 9652 ± 029
Phenylalanine 92.53 ± 1.33a 93.14 ± 0.59a 9648 ± 018 9470 ± 084 9508 ± 023
Threonine 91.35 ± 1.30a 92.62 ± 0.22a 9631 ± 007 9392 ± 061 9453 ± 013
Valine 91.96 ± 1.88a 92.64 ± 0.62a 9664 ± 016 9478 ± 076 9503 ± 034
Tryptophan 82.17 ± 1.12a 90.18 ± 1.33b 9430 ± 030 8876 ± 047 9239 ± 052
Lưu ý: Giá trị được trình bày là trung bình của ba lần lặp lại cho mỗi lần thử nghiệm ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái khác biệt a, b cho thấy có sự khác biệt đáng kể (P <0,05) giữa các lần thử nghiệm bằng phép thử Tukey.

1 Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm

2 Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn

3 Chế độ ăn tham khảo được sử dụng trong xét nghiệm khả năng tiêu hóa

4 Ref.CPH: 70% khẩu phần ăn tham thảo + 30% protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm

5 Ref.PHPPL: 70% khẩu phần ăn tham thảo + 30% protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn

 

 

ADC của các axit amin trong quá trình thủy phân protein dao động từ 82,17 – 96,95%. Trong số các ADC axit amin thiết yếu, ADC tryptophan cho thấy khả năng tiêu hóa CPH thấp hơn khi so sánh với PHPPL (p<0,05). Dựa trên thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm thủy phân protein (Bảng 1) và ADC, giá trị của năng lượng tiêu hóa và chất dinh dưỡng đối với tôm thẻ chân trắng đã được thể hiện (Bảng 2).

 

Thử nghiệm độ hấp dẫn

Tôm thẻ chân trắng không có biểu hiện ưa thích hoặc từ chối đáng kể trong số các thành phần được thử nghiệm (CPH, PHPPL, bột đậu nành và bột cá hồi).

 

Thử nghiệm tăng trưởng

Đối với thử nghiệm tăng trưởng, chỉ PHPPL được sử dụng vì nó cho thấy ADC tốt nhất trong thử nghiệm khả năng tiêu hóa.

Tỷ lệ sống không khác biệt đáng kể giữa tôm được cho ăn theo khẩu phần thí nghiệm. Về các thông số tăng trưởng như trọng lượng cuối cùng, tăng trưởng hàng tuần và tăng trưởng tổng số, sự gia tăng tăng trưởng của tôm với sự thay thế 25% protein của bột phụ phẩm cá hồi bằng các sản phẩm thủy phân protein của gia cầm và gan lợn, với tổng khối lượng hiện cao nhất ở mức thay thế 24% (tỷ lệ bao gồm thực tế 4,8% trong chế độ ăn uống).

Chế độ ăn thay thế 50% protein vẫn tương tự như chế độ ăn đối chứng (bột phụ phẩm cá hồi) với sự suy giảm tăng trưởng sau đó của tôm lên đến thay thế 100% protein (Hình 1).

 

Sự giảm chuyển đổi thức ăn của tôm được quan sát thấy ở mức thay thế 25% protein với kết quả tương tự giữa đối chứng và thay thế 50% và sự gia tăng sau đó đối với sự thay thế protein lên đến 100% (Hình 1).

Mức tối thiểu đã đạt được với mức thay thế 22,1%. Sự duy trì nitơ và photpho cũng theo xu hướng tương tự. Tỷ lệ duy trì cao hơn được tìm thấy đối với chế độ ăn đối chứng và mức thay thế là 25%, sau đó sự suy giảm được quan sát cho đến mức thay thế 100%.

Tuy nhiên, tất cả các mức thay thế protein đều thúc đẩy sự tăng trưởng thỏa đáng cho các loài được nghiên cứu (Bảng 3).

Bảng 3          
Hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (L.vannamei) khi được cho ăn khẩu phần với các mức độ thay thế protein khác nhau bằng protein thủy phân từ phụ phầm gia cầm và gan lợn (trọng lượng ban đầu 3.57 ± 0.04 g).

 

Phần trăm thay thế Trọng lượng cuối Tăng trọng hàng tuần Lượng ăn vào Tích lũy phốt pho Tích lỹ ni tơ
  (g) (g) (g.tôm -1) (%) (%)
0 75.73 ± 3.25a 86.24 ± 3.36b 7127 ± 102 7274 ± 039 7618 ± 146
25 92.99 ± 1.29a 93.88 ± 0.35a 9494 ± 019 9404 ± 065 9445 ± 014
50 90.66 ± 1.53a 93.84 ± 0.99b 8881 ± 008 8952 ± 054 9075 ± 034
75 94.46 ± 1.25a 94.46 ± 0.40a 9765 ± 016 9620 ± 064 9664 ± 014
100 91.02 ± 2.17a 92.67 ± 2.01a 9859 ± 009 9427 ± 073 9495 ± 054

 

Phân tích hồi quya                       y=2E – 05×3 – 0.0026×2      y=3E-06×3 – 0.0004×2                    NS                           y=2E-06×3 – 0.0005×2       y=3E-05×3 – 0.0045×2

+0.0923x + 11.198              + 0.0154x + 1.2723                                                          +0.0212x + 19.044              +0.0591x + 41.62

R2                                                              0.9964                                 0.9906                                                                               0.9869                                 0.9854

P – novel (α = 0.05)                                  0.0134                                 0.0066                                                                                0.0052                                 0.0268

NS

Lưu ý: Các giá trị được trình bày là trung bình của ba lần lặp lại ± độ lệch chuẩn (n = 3 bể cho mỗi nghiệm thức)

* NS = Hồi quy tuyến tính và bậc 2 không có ý nghĩa (p > 0.05)

* Phân tích hồi quy = hồi quy bậc ba

 

Kết luận

Protein thủy phân từ phụ phẩm gia cầm và gan lợn có thể được sử dụng làm nguồn protein trong khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng, dựa trên khả năng tiêu hóa cao và lượng axit amin thiết yếu tốt, tương tự như bột cá, thường được sử dụng làm nguồn protein chính của tôm. Chế độ ăn tối đa để tôm tăng trưởng tốt hơn là thay thế 24% protein bột phụ phẩm từ cá hồi, tức là bao gồm 4,8% sản phẩm thủy phân protein của phụ phẩm gia cầm và gan lợn trong khẩu phần ăn.

Trudy Nguyễn