Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), mỗi năm ban tặng cả trăm ha đất phù sa lấn biển. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, ba tuyến đê là Bình Minh 1, Bình Minh 2 và Bình Minh 3 lần lượt được xây dựng, từ đó hình thành nên những vùng nuôi trồng thủy sản trù phú. Vào mùa thu hoạch tôm cuối tháng 6, đầu tháng 7, không khí ở đây trở nên sôi động, náo nhiệt khác thường, đặc biệt là vào ban đêm.
Chợ đầu mối thủy sản tại xã Kim Đông hoạt động nhộn nhịp từ 22 giờ tối đến tờ mờ sáng hôm sau.
Để “mục sở thị” không khí thu hoạch tôm đêm, chúng tôi phải có mặt ở xã Kim Đông từ 1 giờ sáng. Anh Hải – cán bộ của Trạm thủy sản Kim Sơn-Yên Khánh – người dẫn đường cho chúng tôi giải thích: “Sở dĩ bà con phải thu hoạch đêm vì lúc này nhiệt độ thấp, hạn chế được sự sốc nhiệt cho tôm, hơn nữa là để sớm mai thương lái kịp mang đi bán tại các chợ xa”.
Chạy dọc tuyến đê Bình Minh 3, một bên là những rừng sú vẹt đang mùa hoa, một bên là những vuông tôm san sát. Trong không khí tĩnh lặng của buổi đêm, nghe rõ cả tiếng cánh quạt tạo oxy xé nước quay rào rạt, thi thoảng lại thấy ánh đèn pin loang loáng trên mặt nước. “Bà con đang đi đổ lú thu tôm đấy! Hiện nay con tôm được nông dân ở đây nuôi tôm với nhiều hình thức: quảng canh, thâm canh, công nghiệp, xen canh, hay nuôi ghép nhiều loại (tôm – cá diêu hồng, tôm- cua xanh).
Mỗi loại hình thả nuôi đều có những lợi thế riêng và cách thu hoạch cũng rất khác biệt. Nuôi quảng canh thì bà con thường sử dụng lú để thu tỉa, bán lai rai, còn nuôi thâm canh thì quây lưới, bán cả ao luôn”, anh Hải cho biết.
Người dân tất bật thu hoạch tôm để kịp mang ra chợ đầu mối bán.
Dừng xe ghé vào một vuông tôm ngay sát chân đê, được hẹn trước, nên ông chủ tên Vinh lanh lẹ chèo con thuyền làm bằng 1 tấm xốp lớn ghé vào bờ đón chúng tôi. Anh tươi cười: “Chiều rải lú, giờ mình đang đi đổ tôm để vợ kịp mang bán cho đám cưới trên phố”.
Trải nghiệm chòng chành trên chiếc thuyền cùng ngư dân đi thu hoạch tôm quả thật rất thú vị. Bầu trời đầy sao, gió mát, tiếng mái chèo khua xuống mặt nước róc rách, tiếng tôm bật lách tách cực kỳ vui tai. Tôi cứ thắc mắc tại sao chỉ cần chiếc đèn pin nhỏ trên đầu trong khi trời tối om mà họ vẫn có thể tìm được chính xác vị trí đặt lú, thoăn thoắt nhấc lú, đổ tôm, rồi xếp gọn lú lại.
Anh Vinh tâm sự: mình làm tôm 20 năm nay rồi, mọi công việc giờ đã thành phản xạ tự nhiên. Nuôi quảng canh như này không được nhiều tiền nhưng cũng chẳng lỗ bao giờ. Gia đình có gần 2 ha đầm, thả kiểu lứa nọ gối lứa kia, nên vào mùa này hầu như ngày nào cũng có thu, mỗi ngày 5 – 10 kg tùy theo khách đặt. Riêng cái ao này mình thả giống từ tháng 2, giờ tôm đã xuống cỡ 20-30 con/kg, bán được giá nên mỗi ngày vợ chồng bỏ túi 2-3 triệu là bình thường.
Chia tay anh Vinh, chúng tôi di chuyển sang một trại tôm khác. Đây là một trại tôm công nghiệp, quy mô lớn hơn nên không khí nhộn nhịp hơn nhiều, điện sáng trưng. Rất đông nhân công đã sẵn sàng cho việc thu hoạch.
Một nam thanh niên cho biết: Tháng 6, tháng 7 là chính vụ thu hoạch tôm, một ngày có khi có tới 30-40 hộ cùng thu hoạch. Vì thế, những người làm thuê như chúng tôi làm không hết việc, cả tháng không nghỉ ngơi nhưng vẫn vui bởi có nhiều việc đồng nghĩa với bà con mình trúng mùa.
Riêng ông chủ trại tôm thì hồ hởi: “Trông mặt ao tĩnh lặng thế thôi nhưng dưới đó là hơn 4 tấn tôm đang chờ được kéo lên. Năm nay tiêu thụ có đôi chút khó khăn, giá giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng bù lại tôm không bị dịch bệnh, sản lượng tốt nên trại vẫn lãi khá. Đợt nuôi đầu tiên này mình thu được gần 30 tấn rồi, còn vài tấn nữa đang bán nốt để dọn ao, 5 ngày nữa trại tiếp tục vào lứa giống mới”.
Ngoài việc thương lái đánh xe đến tận các trại tôm để mua trực tiếp, ở Kim Sơn còn có hẳn một chợ đầu mối thủy sản tại xã Kim Đông để các tiểu thương trao đổi, mua bán. Những ngày này, chợ họp tấp nập từ 10 giờ tối kéo dài đến tận mờ sáng hôm sau.
Ở đây người ta bán khá nhiều loại hải sản, nhưng chủ đạo vẫn là tôm: tôm thẻ, tôm sú, tôm nuôi quảng canh, tôm nuôi công nghiệp. Dường như, người bán, người mua ở đây quá quen nhau, đã gây dựng được chữ tín trong mua bán, nên việc giao dịch diễn ra chóng vánh, gọn gàng. Tôm từ đầm, ra chợ rồi cứ thế được đưa vào các thùng xốp, thùng nhựa, đóng đá, chạy sủi chằng trên những chiếc xe máy hoặc cho lên xe tải và tỏa đi khắp nơi để tiêu thụ.
Chị Xuyến, một tiểu thương ở Cồn Thoi đã gắn bó với ngôi chợ này gần 20 năm, cho biết: Cứ ở đầm có gì mình mua cái đấy, nào là tôm, cua, cá mú, cá vược… thu gom trong các hộ dân rồi lại mang ra chợ bán lại. Cuộc sống ở đây kể cũng “dễ” lắm, không giàu được nhưng cũng chẳng đói ăn bao giờ, thả con tôm, con cua không được thì vớt cái rong cái rêu trong đầm cũng ra tiền”.
4h30 phút sáng, khi ông sao Tua Rua đã hạ thấp, chuẩn bị biến mất, phía đằng Đông bầu trời chuyển mầu rám đỏ báo hiệu mặt trời sắp mọc. Những ngư dân lao động vất vả đánh bắt hải sản đêm qua cũng bắt đầu vào giấc ngủ, chợ cũng vãn người, chúng tôi trở về thành phố kết thúc chuyến trải nghiệm thu hoạch tôm đêm cùng bà con ven biển Kim Sơn, mang theo hình ảnh về một miền quê bình yên, ấm no, căng đầy sức sống với những người nông dân mạnh dạn tìm hướng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Tin mới nhất
T5,12/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt