Hiện nay, ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản theo 2 nghề chính là nghề lưới rê và nghề lưới kéo, hoạt động chủ yếu tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ và vùng biển miền Trung. Ngoài ra, có một số ít tàu cá làm nghề câu, chụp mực, đăng đáy… Mặc dù đội tàu cá của tỉnh đã được đầu tư cải thiện tăng năng lực nhưng việc trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và trang thiết bị đảm bảo an toàn cho tàu cá của một số ngư dân còn nhiều hạn chế. Vẫn có những tàu sử dụng các trang thiết bị cũ, nát, không đảm bảo an toàn. Một số chủ tàu cá không chấp hành nghiêm túc việc đăng kiểm tàu cá hằng năm, còn để quá hạn. Tình trạng tàu cá tự ý xóa biển số, vạch phân vùng còn phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý. Trạm bờ máy thông tin liên lạc tầm xa của tỉnh hiện đã đưa vào sử dụng để liên lạc với các tàu cá nhưng gặp rất nhiều khó khăn do chủ tàu thường tắt máy thông tin liên lạc để giấu ngư trường; tín hiệu liên lạc của Trạm bờ còn hạn chế do bị nhiễu sóng khu vực. Mùa biển động, ra khơi rất nguy hiểm nhưng ngư dân ai cũng quyết tâm, hăng hái sản xuất. Ngư dân Ðỗ Tiến Dũng, xã Giao Hải (Giao Thủy) cho biết: “Vào mùa biển động, sóng rất dữ dằn và nguy hiểm, khó lường, dông bão có thể bất ngờ xuất hiện. Gặp tình huống ấy, ngư dân chúng tôi phải chịu nhiều thiệt hại vì hỏng máy và có khi còn mất lưới. Dẫu biết ra khơi mùa này thường gặp nhiều bất trắc nhưng mùa biển động cũng là thời điểm cá nhiều bởi theo kinh nghiệm đi biển, cứ khi có áp thấp, có bão thì các đàn cá lại tìm cách di chuyển tránh trú. Ðón được các luồng cá di chuyển là có những mẻ lưới đầy. Ngư dân đi biển chỉ trông chờ tôm cá đầy khoang nên gió cấp 6-7 thì tàu vẫn ra khơi bình thường, khi gió lớn hơn mới cho tàu vào bờ neo đậu”. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, khi có bão, áp thấp, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện cấm biển, kiểm soát và cấm tất cả các phương tiện ra cửa biển theo quy định.
Ðể hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu khai thác thủy sản mùa biển động cho ngư dân, các cơ quan chức năng tích cực cập nhật và thông báo tình hình thời tiết để ngư dân chủ động ứng phó. Theo đó, các thông tin về bão, áp thấp sẽ luôn được cập nhật qua hệ thống trang thiết bị liên lạc trên tàu, thông báo cho các tàu cá đánh bắt ngoài biển và hướng dẫn ngư dân di chuyển phương tiện tránh trú bão, áp thấp. Ngoài ra, Sở NN và PTNT còn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện ven biển chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Phòng NN và PTNT các huyện, UBND các xã, thị trấn ven biển và các đồn, trạm Biên phòng tích cực bám sát địa bàn, tiến hành rà soát, thống kê, phân loại tàu cá, hướng dẫn tạo điều kiện cho ngư dân làm thủ tục đăng kiểm. Sở NN và PTNT rà soát nắm bắt tình hình sản xuất, ngư trường của tàu cá hoạt động trong vụ cá Bắc, qua đó giúp ngư dân đánh bắt hải sản hiệu quả, an toàn. Công tác trực ban phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, các khu neo đậu cho tàu cá cũng được quán xuyến, giúp ngư dân neo đậu phương tiện vững vàng, tránh trú bão thuận lợi.
Ðặc biệt, trong mùa biển động, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp chủ tàu cá không mang theo đầy đủ trang thiết bị đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển; không thực hiện ghi nhật ký khai thác. Ðẩy mạnh tuyên truyền, tiếp tục vận động ngư dân trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho đánh bắt hải sản và đảm bảo an toàn khi hoạt động xa bờ như radio, máy định vị, máy dò cá, đảm bảo ra khơi thời điểm này, mọi ngư dân đều sẵn sàng ứng phó với sự cố, hạn chế rủi ro. Một trong những “chỗ dựa” không thể thiếu của ngư dân giữa muôn trùng khơi chính là tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển. Nhờ có quy chế hoạt động rõ ràng nên 18 tổ, đội đoàn kết đã phát huy thế mạnh, tham gia phòng chống thiên tai hiệu quả. Ngư dân Nguyễn Văn Hiếu, xóm Tân Minh, xã Hải Triều (Hải Hậu) cho biết: “Dù biển động rất nguy hiểm nhưng đã chấp nhận gắn liền với biển thì khó khăn, nguy hiểm cũng phải cố gắng vượt qua. Còn nhớ có lần khi đi khai thác ở ngư trường rất xa bờ thì máy tàu của tôi gặp gió lớn nên bị sự cố, không di chuyển được. Rất may là khi nhận được tín hiệu thông báo tình hình, tàu của tôi được 1 tàu khác cùng tổ hợp tác hỗ trợ, kéo tàu cập bến an toàn. Ra khơi mùa này thường thắng lớn. Cuối năm rồi, ai cũng muốn kiếm thêm tiền để đón tết sung túc”. Ông cho biết thêm, ngày nay tàu cá hiện đại hơn nhiều, được trang bị đầy đủ trang thiết bị, kênh dự báo thiên tai rất đa dạng, ngư dân không chỉ ra khơi bằng kinh nghiệm nên độ an toàn cao hơn trước rất nhiều. Trong trường hợp đánh bắt xa bờ gặp gió lớn, biển động dữ dội vượt mức dự báo, các tàu cá cũng có đủ thông tin, thời gian di chuyển đến các khu neo đậu gần nhất để tránh trú.
Ðể đảm bảo về người và phương tiện đánh bắt mùa biển động, chủ tàu cá cũng như các thuyền viên cần chấp hành tốt các quy định theo tiêu chuẩn quy định, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trong quá trình sản xuất trên biển. Chủ động liên lạc với các cơ quan chức năng, thông báo về vị trí tàu và chấp hành mọi sự điều động, chỉ dẫn của các cơ quan chức năng mỗi khi gặp sự cố./.
Thanh Hoa
Nguồn: Báo Nam Định
- khai thác hải sản li>
- tàu cá li> ul>
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Seven Hills: Tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng quy mô kinh doanh
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Tin mới nhất
T7,09/11/2024
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Seven Hills: Tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng quy mô kinh doanh
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt