Những năm gần đây, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đều rất quan tâm đến khâu đầu tư công nghệ sản xuất tôm giống theo hướng chất lượng cao, kháng bệnh, không sử dụng kháng sinh. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất tôm giống theo “đơn đặt hàng trước”, qua đó đã chủ động bố trí sản xuất, nâng cao chất lượng tôm giống.
Đong tôm giống tại một cơ sở sản xuất tôm giống ở xã Vĩnh Tân.
Hiện nay Bình Thuận đã hình thành một khu sản xuất tôm giống tập trung nhiều doanh nghiệp quy mô lớn. Toàn tỉnh hiện có 131 cơ sở sản xuất giống thủy sản/683 trại giống. Đa số các trại sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm sú, tập trung chủ yếu tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Chỉ tính trong năm 2016, các cơ sở đã cung cấp cho thị trường nuôi được 20,8 tỷ con giống, trong số này chủ lực vẫn là giống tôm thẻ chân trắng với tổng sản lượng trên 19 tỷ con. Riêng 9 tháng năm nay, các cơ sở cũng đã cung cấp cho người nuôi ước 18,5 tỷ con tôm giống, đạt 97,4% kế hoạch năm, tăng 11,2% so cùng kỳ năm trước. Nêu ra con số trên để thấy rằng sản xuất con giống thủy sản nói chung, tôm giống nói riêng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường.
Đến nay, Bình Thuận được coi là trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất nước, đóng góp sản lượng tôm giống khoảng 20% nhưng đạt 70 – 80% về chất lượng con giống của cả nước (chủ yếu vẫn là cung cấp cho các tỉnh phía Nam). Đồng thời, đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động nuôi và sản xuất giống thủy sản. Theo các chuyên gia, nếu so sánh điều kiện để sản xuất giống chất lượng cao với các nơi trong và ngoài tỉnh thì khu vực xã Vĩnh Tân vốn được xem là vùng đất hội đủ nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn nước để sản sinh ra con giống đạt chất lượng cao mà không phải nơi nào cũng có được… Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trong khi các cơ sở sản xuất và ngành chức năng của tỉnh đã và đang ra sức xây dựng “thương hiệu” tôm giống Bình Thuận với chất lượng cao để mở rộng thị trường vốn còn rất nhiều tiềm năng này, thì một số người lại “đục nước béo cò”, lợi dụng “thương hiệu” để làm ăn bất chính. Gần đây, một số cơ sở nhỏ lẻ, không tên tuổi, không đủ năng lực ươm nuôi giống có chất lượng, đã trà trộn giống trôi nổi rồi dán mác tôm giống của tỉnh để bán cho người nuôi thu lợi…
Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã tiến hành thanh tra đột xuất 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm nước lợ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Kết quả thanh tra cho thấy có nhiều cơ sở không cung cấp được các giấy tờ về điều kiện cơ sở; kiểm dịch tôm giống; không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ số tôm sú giống đang nuôi giữ; không thực hiện việc kiểm dịch trước khi đưa tôm giống ra thị trường; không xét nghiệm bệnh trước khi cho sinh sản; không thực hiện ghi chép hồ sơ trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống theo quy định; chưa kiểm tra điều kiện SXKD theo quy định tại Thông tư 45/2014 của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn… Ngoài ra, theo kết luận thanh tra, có 11 cơ sở “ma”, không có tên theo địa chỉ đăng ký. Trong số này có 4 cơ sở “đứng chân” trên địa bàn tỉnh như: Tôm giống Cà Ná, Tôm giống Vĩnh Hảo, Tôm giống Phan Ngọc (xóm 7, xã Vĩnh Hảo) và Công ty TNHH Phát triển Tôm giống Việt Á – CP (Phú Trinh – Phan Thiết). Đoàn thanh tra cho rằng các cơ sở này thu gom tôm giống không rõ nguồn gốc, đưa ra thị trường và không thực hiện bất kỳ một hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào… Như vậy một lượng lớn tôm giống không đảm bảo chất lượng hàng ngày vẫn được trà trộn vận chuyển trót lọt và thả nuôi tại nhiều tỉnh với thương hiệu tôm giống Bình Thuận.
Việc làm ăn gian dối này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhiều công ty sản xuất tôm giống trong tỉnh gây bức xúc trong doanh nghiệp và danh tiếng làm ăn cũng bị “vạ lây”. Mong rằng, những cơ sở vi phạm sẽ sớm bị loại khỏi danh sách, trả lại niềm tin cho người nuôi tôm, trả lại thương hiệu tôm giống Bình Thuận đúng nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế thủy sản cả nước giàu mạnh hơn.
M.Vân
Nguồn: Báo Bình Thuận
- tôm giống li> ul>
- Chất lượng tôm giống: Yếu tố quan trọng để thành công và phát triển bền vững
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
- Tôm giống chịu lạnh: Giải pháp cho nuôi tôm vụ Đông tại miền Bắc
- Tổng quan thị trường tôm bố mẹ năm 2022
- Danh sách các công ty nhập tôm bố mẹ SIS tại Việt Nam trong tháng 3/2022.
- Nuôi tôm Quảng Nam: Cơ hội mở ra từ sản xuất tôm giống sạch
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công